Baan Sab Muang là một ngôi nhà hình hộp hình học, được thiết kế kết hợp giữa nhà ở và văn phòng làm việc của kiến trúc sư. Kiến trúc bên trong ngôi nhà mang đậm tinh thần của miền Bắc Thái Lan với những yếu tố Lanna mang vẻ đẹp tinh tế.
Baan Sab Muang House là không gian sống và làm việc của vợ chồng kiến trúc sư
Ngôi nhà của kiến trúc sư kết hợp giữa không gian sống và làm việc
Văn hóa gia đình của người Thái Lan là chọn sống gần ông bà cha mẹ để có sự gắn kết yêu thương giữa các thế hệ. Nên sau khi chuyển ra ngoài lập nghiệp, 2 kiến trúc sư thuộc Studio Sifah đã quyết định trở về sống cùng người mẹ đã nghỉ hưu khi họ lập gia đình. Ngôi nhà mới sẽ vừa là nhà ở, vừa là văn phòng làm việc.
Trên mảnh đất rộng khoảng 200m2, trước đây họ đã thiết kế một ngôi nhà hình chữ L cho mẹ và chị gái. Bây giờ, kiến trúc sư muốn xây một ngôi nhà mới trên mảnh đất rộng 70m2 gần kề để có thời gian chăm sóc người mẹ. Khi kết hợp với ngôi nhà cũ, tổ hợp nhà sẽ trở thành một ngôi nhà hình chữ U với khoảng sân rợp bóng cây ở giữa.
Ngôi nhà được thiết kế theo đường chéo chạy dọc theo khu đất ở góc phố
Nằm ở góc hẻm, kiến trúc sư thiết kế tòa nhà lùi sâu vào trong so với mặt đường, có sân hiên phía trước để ngồi thư giãn. Cảnh quan xung quanh ngôi nhà cũng được bổ sung thêm một gò đất để tạo thành khu vườn với mục đích trồng các loại cây cao, mang đến sự tươi mát cho tầng hai vốn là không gian sống của gia đình. Gò đất hình chữ A này cũng có tác dụng che khuất bãi đậu xe và lối vào không gian sinh hoạt ở phía sau nhằm đảm bảo sự riêng tư.
Phía sau gò đất là bãi đậu xe và lối vào riêng của ngôi nhà
Phía trước ngôi nhà là khoảng sân râm mát để gia chủ có thể ngồi nghỉ ngơi. Khu vực này được bày trí với các sập gỗ thấp giống như trong các ngôi nhà cổ Thái Lan
Kiến trúc sư đã tách lối vào giữa nhà và văn phòng để phân chia rõ ràng không gian sử dụng. Thách thức gặp phải trong quá trình xây dựng là có rất nhiều đường dây điện chằng chịt trước nhà và họ phải chấp nhận sống chung với chúng bằng cách làm mặt tiền che chắn.
Kiến trúc sư chọn sử dụng loại gỗ cháy đen không bắt lửa để vừa hòa hợp với đường dây điện vừa giúp tăng cường an toàn vì chúng khá gần nhau. Đối với các khu vực khác, KTS áp dụng ngôn ngữ kiến trúc hình học đơn giản và bố nội thất với 75% là không gian nhà ở và 25% là không gian văn phòng. Trong đó khu vực văn phòng được đặt ở tầng trệt.
Gò đất trồng cây tạo thành khoảng sân nhỏ phía trước giúp ngăn cách lối vào văn phòng và lối vào nhà nằm phía sau gò đất
Mặt tiền bằng gỗ cháy phía trước được sơn đen để hòa hợp với hệ thống dây điện
Không gian văn phòng được thiết kế mở với trần bê tông và vật liệu trang trí mang đến vẻ đẹp ấm áp
>>> Xem thêm: H building - Nhà ở kết hợp văn phòng tại Đà Nẵng, thu hút sự chú ý của người qua đường
Ứng dụng hình dạng hình học và vật liệu thô
Do văn phòng là một studio thiết kế nên cặp đôi đã quyết định lựa chọn những vật liệu có kết cấu bề mặt thô nổi bật tạo hiệu ứng như gạch, xi măng, thép và gỗ. Theo đó, mặt trước ngôi nhà được lát bằng gạch thẳng đứng tạo nên những họa tiết nhỏ, trần nhà được ốp xi măng lộ thiên. Không gian cũng lộ ra những đường vân gỗ liền mạch xuyên suốt nội thất, các cột chịu lực và sàn xi măng lộ thiên. Ngoài ra, họ cũng thêm gỗ vào khung cửa sổ và cửa ra vào để tăng thêm sự ấm áp cho ngôi nhà.
Phòng họp được thêm vào phía sau nhà bằng kết cấu thép và gỗ với các lỗ thông gió và tường kính, giếng trời cho ánh sáng lọt vào
Không gian làm việc yên tĩnh của gia chủ
Kiến trúc sư cho biết, ngôi nhà là nơi họ thử nghiệm với các vật liệu mới. Đối với văn phòng, KTS sử dụng những bức tường bê tông vân gỗ lộ thiên, trộn trấu vào thạch cao để tạo kết cấu vững chắc. Với sàn bê tông, họ thử nghiệm thêm canxit là một loại đá nhỏ như cát và một số tảng đá lớn để tạo kết cấu mới cho sàn nhà.
Bức tường phía sau văn phòng riêng có lớp hoàn thiện bằng thạch cao có họa tiết
Khoảng trống nhỏ giữa ngôi nhà ban đầu và phần mở rộng mới được dùng làm lối đi để dễ dàng đi vào không gian sinh hoạt sau cánh cửa gỗ dưới cầu thang
Tầng trên là khu vực chức năng của ngôi nhà được KTS sử dụng các vật liệu có kết cấu mịn hơn cùng một số loại đá nhân tạo xỉn màu và nhiều sàn gỗ, kết hợp với các cột và trần bê tông thô. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc, hơi thở của Lanna - kiểu kiến trúc đặc trưng của miền Bắc Thái Lan.
Không gian riêng tư dành cho gia đình
Nếu như văn phòng ở tầng trệt có lối vào thông thoáng thì lối vào phòng khách của ngôi nhà lại được giấu kín sau một gò đất với gara để hai ô tô và cầu thang dẫn lên tầng trên.
Mặt bằng tầng hai được thiết kế tương tự như một căn hộ chung với đầy đủ các chức năng. Trong đó phòng khách nằm ở giữa với chiếc ghế sofa thấp. Nhà bếp với tủ đựng thức ăn màu trắng, tiếp nối với khu vực ăn uống với chiếc bàn dài. Khu vực nhà bếp được ngăn cách với khu vực sinh hoạt chung bằng một cửa trượt để tránh mùi và khói khi nấu nướng.
>>> Xem thêm: Nhà 3 tầng 1 lửng, vừa là nơi ở của gia đình 3 thế hệ, vừa là văn phòng làm việc thoáng sáng, yên tĩnh
Phòng khách ấm áp và thoải mái với sàn gỗ kết hợp ghế sofa màu nâu
Bố cục ngôi nhà được sắp xếp các chức năng dọc theo chiều dài tòa nhà
Nội thất được thiết kế độc lập chỉ với những vật dụng cần thiết và có thể tùy chỉnh tùy theo độ tuổi của trẻ. Không gian được thiết kế mở, kết hợp tường kính rộng nên cho phép tầm nhìn thoáng ra hàng cây ở sân trước. Mặt tiền màu đen giúp che khuất tầm nhìn chằng chịt đường dây điện từ bên ngoài. Vì thế ngôi nhà có thêm một lớp riêng tư.
Trần nhà bên trong kéo dài, tiếp nối với mái hiên bên ngoài
Tường kín được lược bỏ, chỉ để lại cột chịu lực giúp mở rộng không gian bên trong
Bức tường kính rộng lớn giúp mở rộng tầm nhìn vào bên trong phòng ăn và kết nối với không gian xanh bên ngoài
Tủ đựng thức ăn tông màu trắng tạo cảm giác gọn gàng, sạch sẽ và thông thoáng cho không gian
Những cây cao trong sân vườn tỏa ra các tán cây lớn giúp lọc ánh nắng gắt
Phòng ngủ được bổ sung thêm một tấm nệm nhỏ cho con gái và có thể tháo ra khi bé đủ lớn để có phòng ngủ riêng
Thiết kế nhà bếp mở rộng theo phong cách Thái Lan phù hợp với mọi lứa tuổi
Hai năm sau khi ngôi nhà được hoàn thành, vợ chồng kiến trúc sư có thêm một thành viên nhỏ. Vì vậy họ tiến hành điều chỉnh và bổ sung các chức năng mới để phù hợp với lối sống thay đổi của mình.
Theo đó, cặp đôi thiết kế thêm một phòng họp trong khu vực văn phòng và mở rộng nhà bếp Thái ngoài trời phía sau nhà, kết nối với sân ở giữa. Đây cũng là khu vực để con gái nhỏ của họ chạy nhảy và mẹ của họ có thể sử dụng nhà bếp trong khi chăm sóc cháu gái. Không gian này cũng là nơi để gia chủ ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, giúp thư giãn đầu óc và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Khu vực bếp Thái ở phía sau nhà rộng khoảng 2m2. Phía trên là trần xi măng có lỗ thông gió, tận dụng không gian phía trên làm ban công ngồi
Bếp Thái giúp gia chủ có thêm không gian để nấu nướng cho cả gia đình
Khu vực nướng được thiết kế độc lập và có thể di chuyển dễ dàng. Vườn sau nhà cũng được tận dụng làm nơi trồng rau sạch cho gia đình
Trần bếp được thiết kế thành sân thượng bê tông nối liền với lối vào nhà ở tầng trên. Đây là nơi họ có thể ngồi thư giãn và ngắm cảnh
Phòng khách được bố trí thêm một kệ gỗ nhỏ để đặt chậu cây, bình hoa, sách và để ngồi thư giãn
Baan Sab Muang là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn cá nhân với sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố hiện đại, vật liệu thô mộc và bản sắc văn hóa kiến trúc Lanna. Đây không chỉ là văn phòng làm việc mà còn là không gian sống đầy cảm hứng cho các thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm: Ra ngoại ô ghé thăm không gian sống và làm việc nhỏ nhưng nhiều cảm hứng của vợ chồng KTS
Thông tin công trình:
Tên ngôi nhà: Baan Sab Muang
Tổng diện tích (m2): 70
Đơn vị thiết kế: Studio Sifah
Đơn vị chụp ảnh: Anupong Chaisukkasem, Nattawat Thaisen
Địa điểm: Chiang Mai, Thái Lan
Số tầng: 2
Loại nhà: Nhà ở kết hợp văn phòng làm việc
Nguồn: Baanlaesuan
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.