Khi nghệ thuật không chỉ để ngắm mà còn để giáo dục

    Cập nhật ngày 21/11/2024, lúc 20:003.481 lượt xem
    • Chụp ảnh
      Đỗ Sỹ

    10 năm trước mình đã cố thuyết phục khách đưa tranh,ảnh vào không gian sống, một phần cũng vì muốn không gian mình làm sẽ đẹp hơn. Lúc đó cực khó khăn ! Vì mọi ng quen tự lấy hình trên mạng về in hoặc ra lựa một bức tranh chép bất kì. Nhưng giờ đã khác, khách mình đã bắt đầu quan tâm, mua những tác phẩm có bản quyền và chất lượng.

    10 năm tới mình mong sẽ làm được thêm nhiều không gian trưng bày art, riêng tư- nhỏ thôi cũng được. Mong muốn là thế nhưng mình chỉ gợi lên chứ ko thúc ép khách hàng, vì hiểu “tình yêu” nào cũng phải cần nhiều thời gian và nỗ lực.

    Điều vui nhất là các không gian đó, khách của mình không hề muốn giữ riêng, họ luôn hào phóng rộng cửa chia sẻ với mọi người.

    Có những lần, ngồi trên chuyến xe dài cả buổi trời với đầy con trẻ, câu chuyện chỉ xoay quanh mua đất- bán đất, miên man kéo dài leo lên cả bàn ăn. Mình chợt nghĩ cách tiếp cận của bố mẹ có hình thành tư duy lên tâm thức con cái không ? Nếu bố mẹ chỉ chăm chăm tiếp cận vật chất hay những thứ bề nổi, con cái của họ có bắt chước theo ?

    Mình đã từng nói với chị bạn: “Nếu chị mua một chiếc túi, chỉ mình chị cảm nhận được, đôi khi, bạn bè nhìn vào thì họ khen, nhưng với bức tranh hay tác phẩm art, giá trị lớn hơn ở chỗ nó làm đẹp không gian, và con cái ít nhiều được ảnh hưởng bởi cái đẹp mà chúng mang lại. Đó cũng là một hình thức giáo dục. Khi con cái lớn lên cùng cái đẹp xung quanh, cái đẹp sẽ tự nhiên như hơi thở, nó sẽ giúp trẻ hình thành gu thẩm mỹ trong tiềm thức và giá trị đó sẽ bên cạnh chúng, xuyên suốt cuộc đời. Và em tin: “Cuối cùng, cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Ở Việt Nam ng lớn chúng ta có thể trễ rồi, thôi bỏ qua !!! Nhưng những đứa trẻ thì sao ?! Chúng rất cần có cơ hội tiếp cận mỹ thuật để phát triển cân bằng, để có thêm chút khả năng tự chữa lành, để phát huy nội lực cùng khả năng sáng tạo vô hạn bên trong...”

    Đó chỉ là suy nghĩ riêng tư về sau này, còn trải nghiệm cá nhân là lần mình đang “vật vã” lang thang một mình nơi xứ lạ. Vô tình dừng chân trước bức tranh của Van gogh, cảm xúc bỗng đâu ùa tới. Mình đã xúc động khi chợt nhận ra: nỗi buồn của mình thật nhỏ nhoi trước nội tâm của tác giả.

    Chẳng có nhân vật nào, chỉ có cánh đồng và những cánh quạ xao xác nhưng nỗi đau giằng xé ấy vẫn hiển hiện, rõ ràng. Chúng phóng thích những kìm nén nặng nề bấy lâu trong lòng mình. Khoảnh khắc ấy, mình cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc, và có thể hạnh phúc gấp bội lần những người không quan tâm đến thế giới mỹ thuật. Lần đầu tiên trong đời có cảm giác: mình thật “giàu có”.

    Ảnh: Đỗ Sỹ 

     

     

     

     

     

    QBI CorpTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0