Từ khái niệm giấy phép xây dựng có thời hạn, rất nhiều người đặt câu hỏi vậy còn giấy phép xây dựng không thời hạn là gì? Giấy phép xây dựng không thời hạn và có thời hạn khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. |
-
1. Thế nào là giấy phép xây dựng có thời hạn?
Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác, ai cũng mong muốn được cấp giấy phép xây dựng không xác định thời hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện.
Giấy phép xây dựng là loại giấy tờ pháp lý quan trọng cần có trước khi tiến hành xây sửa công trình nhà ở trong danh mục quy định (Ảnh minh họa: Nhà chữ L)
Nói cách khác, loại giấy phép này được cấp cho chủ đầu tư có đề nghị cấp giấy phép xây dựng trong khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất nếu có đủ điều kiện.
Lưu ý: Chủ đầu tư bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân.
>>> Xem thêm: Giấy phép xây dựng là gì? Những trường hợp xây - sửa nhà cần giấy phép xây dựng và ngược lại
Một mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp phép
-
2. Thế nào là giấy phép xây dựng không thời hạn?
Giấy phép xây dựng không thời hạn không được định nghĩa theo quy định của pháp luật xây dựng. Thực chất, đây là cách gọi thông thường của các loại giấy phép mà nội dung giấy phép không bao gồm thông tin về thời hạn của giấy phép xây dựng.
Đây có thể là các loại giấy phép được ban hành theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP (trừ giấy phép xây dựng có thời hạn hoặc giấy phép di dời công trình) và có thể là:
- Giấy phép xây dựng mới công trình không theo tuyến, công trình ngầm theo tuyến, công trình là tượng đài, tranh vẽ hoành tráng, nhà ở riêng lẻ…;
- Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với các công trình được nêu trên;
Việc xác định thời hạn tồn tại của những loại giấy phép phải được tính toán theo quy định của pháp luật xây dựng về thời hạn khởi công xây dựng công trình, cụ thể:
- Chủ đầu tư có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện khởi công xây dựng công trình trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép xây dựng;
- Trước thời hạn 12 tháng nêu trên, chủ đầu tư phải thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng. Việc gia hạn được thực hiện tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 12 tháng (tổng là 24 tháng);
- Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn không xây dựng công trình thì phải xin cấp mới giấy phép xây dựng;
Điều đó cũng có nghĩa rằng, đối với những loại giấy phép xây dựng không ghi thời hạn trên giấy phép (thời hạn có hiệu lực của giấy phép) thì chủ đầu tư cũng chỉ có thể sử dụng được trong thời hạn tối đa 36 tháng.
Quá thời hạn nêu trên, chủ đầu tư buộc phải xin cấp mới giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ công trình theo quy định.
>>> Xem thêm: Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?
Ngay cả khi giấy phép xây dựng không ghi thời hạn cụ thể thì chủ đầu tư cũng chỉ có thể sử dụng được trong thời gian tối đa là 36 tháng
-
3. Phân biệt giấy phép xây dựng có thời hạn và không thời hạn
Khác với giấy phép xây dựng không thời hạn, giấy phép xây dựng có thời hạn là một trong số những loại giấy phép xây dựng quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020.
Việc phân biệt hai loại giấy phép này có thể thông qua các tiêu chí như định nghĩa/cách hiểu, điều kiện cấp, mẫu sử dụng, chi tiết như sau:
Giấy phép xây dựng không thời hạn có thể phân biệt với giấy phép xây dựng có thời hạn thông qua các tiêu chí như định nghĩa, điều kiện cấp, mẫu giấy phép xây dựng áp dụng
>>> Xem thêm: Trường hợp xây nhà cấp 4 nào không cần xin giấy phép xây dựng?
Trên đây là giải đáp thắc mắc về phân biệt giấy phép xây dựng không thời hạn và giấy phép xây dựng có thời hạn. Mong rằng qua bài viết, gia chủ sẽ phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại giấy phép này để quá trình xây sửa nhà diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Tổng hợp và viết bài: Thảo Vy
Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. |