Những điều cần biết về quy trình nghiệm thu xây dựng

    29/09/2022 02:004.604 lượt xem

    Nghiệm thu xây dựng là công việc quan trọng cuối cùng của quá trình xây dựng để đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Vậy quy trình nghiệm thu xây dựng được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Happynest tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Nghiệm thu công trình là gì?

    2.  

    Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm tra, thu nhận và kiểm định chất lượng công trình sau khi xây dựng để chắc chắn rằng có thể đưa vào vận hành. Quá trình nghiệm thu phải có chủ nhà hoặc chủ đầu tư (đối với các công trình lớn) và đơn vị giám sát. Việc nghiệm thu phải được thực hiện với đầy đủ các hạng mục thi công từ xây thô đến hệ thống kỹ thuật, kiểm tra có đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ thi công hay không.

    Nghiệm thu công trình không chỉ là cơ sở để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng công trình mà còn thể hiện được sự cam kết của nhà thầu đối với chủ đầu tư

    1. 2. Nguyên tắc nghiệm thu công trình

    2.  

    Theo nguyên tắc nghiệm thu công trình, trong suốt quá trình nghiệm thu nếu phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì như có bộ phận của công trình không đạt yêu cầu về chất lượng thì sẽ quy về lỗi của nhà thầu. Theo đó, nhà thầu sẽ phải khắc phục, sửa chữa mọi vấn đề cũng như chịu tất cả chi phí.

    Tuy nhiên, nếu gia chủ khiến cho việc nghiệm thu không được thực hiện thì mọi vấn đề của ngôi nhà sẽ là chủ nhà chịu trách nhiệm và phải đền bù phí tổn thất cho nhà thầu.

    >>> Xem thêm: 10 điều cần nắm rõ khi mua nhà ở Việt Nam

    Trên thực tế, hầu hết các chủ nhà đều không có đủ chuyên môn để tiến hành quy trình nghiệm thu công trình nên không thể biết được công trình đã đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn đề ra chưa. Do đó, để việc nghiệm thu được tiến hành thì gia chủ cần phải thuê những người có chuyên môn, kinh nghiệm kiểm tra, nghiệm thu chất lượng và đưa ra những đánh giá chính xác nhất về công trình.

    Đối với những bộ phận của công trình bị che cần phải tiến hành kiểm tra trước. Rồi lập ra một bảng vẽ hoàn công đầy đủ trước khi tiến hành nghiệm thu các bộ phận khác. Thông thường, để nghiệm thu công trình cần tiến hành theo 2 bước sau:

    - Kiểm tra vật liệu, thiết bị, cấu kiện: muốn biết nguyên vật liệu có đạt tiêu chuẩn hay không thì người nghiệm thu cần phải nhận hồ sơ về vật liệu, thiết bị, cấu kiện từ nhà thầu.

    - Thực hiện nghiệm thu công trình.

    1. 3. Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

    2.  

    Theo quy định tại Điều 123, Luật Xây dựng năm 2014 quy định về nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu công trình xây dựng chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.

    Khi tổ chức nghiệm thu công trình, chủ đầu tư cần thực hiện theo đúng quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng

    1. 4. Các bước nghiệm thu công trình 

    2.  
    • Nghiệm thu công việc xây dựng

    •  

    - Người trực tiếp giám sát thi công và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng bằng biên bản.

    - Người giám sát thi công phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

    • Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng

    •  

    Bước 1: Nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng

    Tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện các nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể:

    - Kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động.

    - Kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.

    - Kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…

    - Đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.

    - Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

    Bước 2: Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình

    - Nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, cần phải thực hiện việc nghiệm thu khi kết thúc các giai đoạn này xem có đảm bảo chất lượng hay không trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư.

    - Giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường được phân loại như sau:

    + San nền; gia cố nền (nếu là gói thầu riêng)

    + Thi công xong phần cọc, móng, các phần ngầm khác

    + Xây lắp kết cấu của thân nhà (xây thô)

    + Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình.

    -  Nội dung của công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:

    + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và cấu kiện có liên quan

    + Kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định chất lượng cũng như khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị. Kiểm tra bắt buộc đối với các công việc sau:

    => Kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa…

    => Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình

    => Kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

    Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu nếu công trình hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu. Các bên tham gia nghiệm thu sẽ cử đại diện hợp pháp để ký vào biên bản nghiệm thu.

    >>> Xem thêm: 8 điểm mới của Luật đất đai năm 2022

    Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng

    - Trước khi đưa vào công trình hay hạng mục vào sử dụng cần phải được nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình cũng như đánh giá toàn bộ kết quả xây lắp.

    - Trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu công nhận công trình hoặc hạng mục đủ điều kiện sử dụng.

    - Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng gồm các nội dung sau:

    + Kiểm tra hiện trường

    + Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế so với thiết kế được duyệt

    + Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ

    + Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể

    + Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình

    + Kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.

    - Với các hạng mục phụ như: tường rào, hồ bơi, nhà để xe… có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các bên liên quan. Không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục hoàn thành.

    - Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên cùng tham gia nghiệm thu.

    - Nếu có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành thì các bên có liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng sau đó ký, đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.

    1. 5. Hồ sơ nghiệm thu đầy đủ cho công trình xây dựng

    2.  

    Hồ sơ nghiệm thu công trình được dùng để làm bằng chứng cho quá trình nghiệm thu

    Những nội dung cần có trong hồ sơ bao gồm những điều sau:

    • Danh mục tài liệu khởi công công trình

    •  

    - Lệnh khởi công

    - Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn và mặt bằng thi công

    - Biên bản họp công trường

    - Biên bản giao nhận hồ sơ

    - Báo cáo nhanh, báo cáo theo tuần, theo tháng

    - Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng

    - Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu hoặc thành phẩm xây dựng

    - Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường

    - Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất, thép và bê tông

    - Chỉ dẫn thi công

    - Đối với phần nước cần lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải.

    - Biên bản xử lý kỹ thuật

    - Chỉ thị công trường

    - Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa

    - Phiếu yêu cầu nghiệm thu

    - Đối với nghiệm thu công tác xây dựng cần có biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng.

    - Đối với nghiệm thu công tác xây dựng cần có biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB, biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – CB, biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – NB, biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – CB, biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc và biên bản nghiệm thu công tác ép cọc.

    - Báo cáo tổng hợp đóng cọc và ép cọc.

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu công tác hố đào

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu công tác BT lót trong nội bộ nhà thầu.

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu công tác BT lót giữa các bên.

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép trong nội bộ nhà thầu.

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép giữa các bên.

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu chất lượng BT

    - Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện

    - Nghiệm thu công tác xây dựng cần phải có biên bản nghiệm thu công tác xây tường – NB, biên bản nghiệm thu công tác xây tường – CB.

    - Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – NB

    - Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – CB

    - Biên bản nghiệm thu công tác tô đá rửa

    - Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước

    - Biên bản nghiệm thu công tác láng nền

    - Biên bản nghiệm thu công tác lát nền

    - Biên bản nghiệm thu công tác ốp gạch

    - Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – NB

    - Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – CB

    - Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – NB

    - Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – CB

    - Biên bản nghiệm thu công tác gia công cấu kiện thép

    - Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng cấu kiện thép

    - Biên bản nghiệm thu công tác lợp mái

    - Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng

    - Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng

    - Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt

    - Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế

    - Biên bản phát sinh

    - Bảng kê những hư hỏng, sai sót

    - Bảng kê các khiếm khuyết chất lượng cần sửa chữa

    - Bảng kê các việc chưa hoàn thành

    - Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng

    - Báo cáo nhanh sự cố công trình

    - Biên bản nghiệm thu đường ống điện

    - Biên bản nghiệm thu đường dây dẫn điện

    - Đối với phần điện cần phải lắp đặt tĩnh thiết bị, lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải, thiết bị chạy thử liên động không tải và có tải.

    - Biên bản nghiệm thu lắp đặt bãi tiếp địa

    - Bảng đo điện trở cách điện của cáp, dây dẫn

    - Bảng đo thông mạch, dây dẫn

    - Biên bản nghiệm thu đường ống nước

    - Đối với phần nước, lắp đặt tĩnh thiết bị, lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải, lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải.

    - Kế hoạch triển khai giám sát

    - Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng

    - Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi thi công

    - Bảng theo dõi – kiểm tra vật tư nhập vào công trình

    - Bảng theo dõi lấy mẫu bê tông, thép tại hiện trường

    - Phiếu trình mẫu vật liệu điện

    • Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng 

    •  

    Biên bản nghiệm thu công trình lập ra nhằm thẩm định chất lượng sản phẩm đã thi công lắp đặt. Tùy vào đặc điểm nghiệm thu mà các biên bản có sự khác nhau. Dưới đây là ba mẫu biên bản nghiệm thu công trình được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

    Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào sử dụng

    Để nghiệm thu công trình đã hoàn thành được diễn ra một cách thuận lợi thì chủ nhà nên lựa chọn đơn vị xây nhà trọn gói gồm tư vấn, thiết kế, thi công và giám sát công trình. Điều này giúp cho vấn đề hoàn công giữa chủ nhà và nhà thầu diễn ra thuận lợi và dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra cũng sẽ dễ dàng giải quyết. Trong trường hợp gia chủ lựa chọn sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói thì các bên sẽ cùng tham gia thỏa thuận và lập biên bản nghiệm thu.

    Biên bản kiểm nghiệm và bàn giao sản phẩm

    Nhằm đảm bảo quá trình nghiệm thu diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng thì đơn vị thi công cần chuẩn bị đầy đủ giấy phép xây dựng, nhật ký thi công. Bởi đây là cơ sở để các bên tham gia điền đầy đủ và chính xác nội dung của biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình.

    Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

    Sau khi các bên tham gia nghiệm thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ có biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Thời gian thực hiện nghiệm thu và lập biên bản không được vượt quá 56 ngày kể từ khi nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng.

    Các bên tham gia sẽ căn cứ vào hợp đồng trước đó để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ các bên thông qua nghiệm thu, từ đó mà viết biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Sau khi viết xong thì hợp đồng thanh lý sẽ được đưa đến cơ quan công chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

    >>> Xem thêm: Đơn giản hoá thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Trên đây là những điều cần biết về quy trình nghiệm thu xây dựng. Nghiệm thu công trình là bước cuối cùng sau khi công trình xây dựng được hoàn thành để đưa vào sử dụng nên chúng ta cần làm cẩn thận, chắn chắn, tránh xảy ra sai sót đáng tiếc.

    Nguồn: Tổng hợp

    Từ ngày 06/09 đến hết ngày 30/9/2022, Happynest tổ chức chương trình “Săn ưu đãi đặc biệt từ WISHLIST hoàn thiện nhà”, với mong muốn hỗ trợ các chủ nhà trong việc chọn lọc thông tin và cân đối ngân sách khi mua sắm nội thất, đồ dùng, thiết bị,... để nâng cấp hoặc hoàn thiện ngôi nhà của mình. 

    Happynest chọn lọc và gợi ý một số thương hiệu uy tín để bạn có thể lên được WISHLIST hoàn thiện nhà như ý theo từng không gian:

    * Phòng bếp với các thương hiệu như Bosch, Blum, Hafele, A.O. Smith, Malloca, Kalite, Blanco, Inochi… đáp ứng tất các nhu cầu sử dụng máy rửa bát, bếp từ, hút mùi, chậu rửa, vòi bếp, lò nướng, lò vi sóng, máy lọc nước, phụ kiện bếp…  

    * Phòng tắm có thể sử dụng trọn bộ sản phẩm từ các thương hiệu Toto, Inax, American Standard, Viglacera, Cotto, Hafele, Fendi… với chậu rửa và vòi chậu, tủ chậu, bàn cầu, nắp rửa điện tử, sen tắm, phòng tắm kính, bình nóng lạnh, phụ kiện phòng tắm…

    * Phòng khách có sự tham gia của các thương hiệu CDC, Aconcept, Nhà xinh, Nordic, JYSK, Baya, Moho, Thegioisofa, IBIE, Phê Decor… giúp hoàn thiện với sofa, bàn trà, kệ TV, tủ kệ, thảm, ghế ngồi…

    * Phòng ngủ đồng hành cùng các thương hiệu Everon, Vua nệm, JYSK, Baya, CDC, Aconcept, Flexfit… cung cấp các sản phẩm như chăn ga gối đệm, giường, bàn trang điểm, ghế thư giãn, kệ đầu giường… 

    * Các không gian khác cùng nhiều sản phẩm đa dạng: phòng ăn, phòng làm việc, phòng trẻ em, không gian ngoài trời…

    Bạn có thể tham gia ngay bằng cách đăng ký danh sách hoàn thiện nhà theo mẫu này để nhận tư vấn trực tiếp và nhanh nhất từ Happynest. (Xem thể lệ cụ thể tại đây)

    Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với fanpage Happynest để được đội ngũ admin hướng dẫn thêm nhé. 

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0