Đất thổ cư và những điều cần biết

    Cập nhật ngày 23/03/2022, lúc 09:001.276 lượt xem

    Đất thổ cư là cụm từ được nhắc đến khá nhiều, tuy nhiên đất thổ cư là gì, pháp luật quy định như thế nào về loại đất này thì không phải ai cũng thực sự nắm được. Vậy hãy cùng Happynest tìm hiểu tất cả những điều cần biết về đất thổ cư nhé.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây

    Đất thổ cư là gì?

    Đất thổ cư là cách thường gọi của người dân về đất ở, dùng để phân biệt với đất thổ canh (hay còn gọi là đất canh tác). Đất ở được quy định trong Luật Đất đai 2013 là loại hình đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Mục đích của loại hình đất này là để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống.

    Không nên nhầm lẫn đất thổ cư với đất nền. Bởi đất nền dự án là khu đất nằm trong dự án quy hoạch. Đất vẫn còn giữ nguyên hiện trạng và chưa có sự tác động của con người, chủ yếu dùng để xây dựng khu dân cư, sinh thái, văn phòng

    Đất thổ cư bao gồm những loại nào?

    Đất thổ cư gồm hai loại chính là đất ở nông thôn (ký hiệu ONT) và đất ở tại đô thị (ODT):

    - Đất ở nông thôn (ONT): thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn và do xã quản lý. Loại đất này sẽ được áp dụng chính sách thu thuế cũng như quy hoạch riêng. Trong đó, đất thổ cư nông thôn thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao hơn để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương đó.

    Đất ở nông thôn được phân thành nhiều loại. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai 2013 như sau: Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    - Đất thổ cư đô thị (ODT): thuộc phạm vi các phường, thị trấn, các quận, thành phố, thị xã hoặc thậm chí là khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Loại đất thổ cư này được áp dụng một số chính sách khác so với đất thổ cư nông thôn như thuế, giấy phép xây dựng... Đất ODT sẽ do xã và các cấp tương đương quản lý. Bạn có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ đời sống khác phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị trên mảnh đất của mình.

    Theo Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai 2013, đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Đất thổ cư được sử dụng trong bao lâu?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).

    Thủ tục chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư

    Trải qua các thời kỳ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn có nhiều tên gọi khác như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)

    Điều kiện để được lên đất thổ cư: Theo quy định, đất được phép chuyển quyền sử dụng phải có điều kiện là có Giấy chứng nhận. Ngoài ra còn phải đảm bảo 4 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 52 Luật đất đai 2013:

    - Đất không có tranh chấp.

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

    - Trong thời hạn sử dụng đất.

    - Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì tất cả các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở (bao gồm từ đất nông nghiệp sang đất ở và từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở) đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân huyện,

    Các bước xin chuyển sang đất thổ cư:

    - Chuẩn bị hồ sơ: Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

    + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

    + Giấy chứng nhận.

    - Nộp và tiếp nhận hồ sơ:

    Cách 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

    Cách 2: Nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    - Giải quyết yêu cầu: Người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất.

    Tiền sử dụng đất sẽ khoản chi phí lớn người sử dụng đất phải chi trả khi chuyển mục đích sử dụng đất

    - Trả kết quả: Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. (Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).

    Hy vọng những thông tin hữu ích về đất thổ cư trên đây có thể gia chủ sử dụng đúng và khai thác tối đa nguồn lợi từ loại hình bất động sản này.

    Nguồn: Tổng hợp

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0