(1) Không đổ bê tông chân khay
Thường đổ sàn mái xong, thợ sẽ đặt gạch be bờ luôn. Và sau đấy sẽ xây tường thu hồi mái. Gạch bám rất chắc nhưng vẫn bị nứt như thường. Nước ở sàn mái sẽ chảy qua khe nứt.
Bê tông và gạch là 2 loại vật liệu khác nhau, tính chất cơ lý khác nhau, nên giãn nở vì nhiệt sẽ khác nhau. Sàn bê tông mái rất nóng khi vào mùa hè. Đang nắng chang chang. Nếu có mưa thì sẽ nứt chỗ tiếp giáp giữa gạch và sàn mái. Năm này qua năm khác. Càng nứt, nước sàn mái chảy qua, gây thấm tường và mất thẩm mỹ. Hoặc nhìn sang nhà hàng xóm là thấy nứt và thấm ngay.
(2) Có đổ bê tông chân khay
Khi đổ sàn mái, yêu cầu thợ buộc sắt, làm cốp pha để đổ lên 1 đoạn bê tông rộng 110mm, cao khoảng 150mm ngay trên dầm biên bo mái. Đổ trực tiếp cùng sàn mái.
Rồi sau đấy mới xây tường thu hồi mái lên.
Trời nắng và mưa vẫn có vết nứt giữa bê tông và tường gạch. Nhưng vị trí này cao hơn, chênh lệch nhiệt độ giảm, vết nứt sẽ ko bị to như trường hợp 1. Và cái quan trọng nữa là nước mưa không phi qua, ko bẩn tường, ko thấm mái ( Kể cả nhà xây chen giữa 2 nhà thì cũng nên làm, nếu ko làm nứt nước thấm ra, nhà mình xây sau ko trát được thì thấm hết vào nhà.)
Và trên đỉnh tường thu hồi mái làm thêm lớp giằng khóa 110mm nữa thì an tâm luôn.