Lỗi nhập trạch gia chủ phải tránh nếu có ý định dọn về nhà mới trong thời gian tới

    07/11/2018 16:5014.948 lượt xem

    Nhập trạch là ngày gia chủ chính thức chuyển vào nhà mới, bắt đầu cuộc sống mới do đó cần chuẩn bị hết sức chu đáo, đặc biệt là vấn đề phong thủy. Từ việc chọn ngày cho tới làm lễ, chuyển đồ cho tới các mục việc sắp xếp trong nhà… gia chủ cần phải nắm được để thực hiện tuần tự, giúp khởi tạo luồng khí tích cực về sức khỏe - tài lộc cho toàn gia sau này.

    Thận trọng trong việc chọn ngày nhập trạch

    Tránh ngày Tam nương, Sát chủ, ngày xung với bản mệnh

    Trong những dịp quan trọng như nhập trạch thì chọn ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo là điều cần làm. Tuy nhiên cần chú ý tránh trùng với ngày có sao xấu chiếu để không làm hỏng việc. Cụ thể với ngày Tam nương gồm: 3, 7, 13, 18, 22, 27 hoặc 23. Ngày sát chủ, Thiên tai, Địa họa cũng không nên chọn vì những ngày đó kỵ việc xuất hành.


    Ngày Tam nương được xem là ngày Ngọc Hoàng thử lòng con người về tham, tửu và sắc. Nếu không vượt qua được thì sự nghiệp đi xuống

    Ngày xung với bản mệnh được hiểu là ngày mà thiên can hay địa chi. Ví dụ trong thiên can có can Quý thuộc hành Thủy nên sẽ khắc can Đinh thuộc hành hỏa và can Kỷ thuộc hành Thổ. Ví dụ người tuổi Quý Tỵ thì tránh Kỷ Tỵ, Đinh Tỵ, Quý Hợi, Đinh Hợi.

    Có thể chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà

    Nhà quay hướng nào thì thuộc hành đó nên cần tránh những ngày thuộc hành khắc với hành của hướng nhà.


    Ví dụ nhà thuộc hành Hỏa (hướng Nam) thì nên tránh ngày thủy như Thân, Tí, Thìn

    Chú ý lỗi nhập trạch cần tránh

    Thời điểm nhập trạch

    Thời điểm nhập trạch tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn. Gia chủ cần đặc biệt tránh chuyển nhà vào buổi tối vì khi đó dương suy - âm thịnh, rất nguy hiểm.

    Ngày nhập trạch không nhất định phải là ngày tân gia. Nếu chỉ để lấy ngày may mắn thì chỉ cần chuyển một phần đồ đạc vào nhà mới, có đông đủ thành viên trong nhà là được. Vào ngày này gia chủ nên nghỉ lại nhà mới một đêm để báo hiệu gia đình mình chính thức chuyển về đất này để sinh sống lâu dài.

    Sắp xếp đồ đạc

    Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau: Nhiều người nghĩ chuyển nhà trước hết phải có lễ cho thổ địa, thần tài hay bày đồ cúng nhưng đúng ra phải là dọn đồ của gia đình vào trước rồi mới cúng lễ sau.

    Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới: Gia chủ là người đứng đầu gia đình, gánh vác trách nhiệm hộ gia nên việc chuyển bài vị cúng bái trong nhà phải do gia chủ phụ trách.

    Cụ thể, khi bắt đầu nhập trạch người vợ sẽ đi trước, cầm gương tròn sao cho mặt gương hướng vào trong nhà. Người chồng (gia chủ) bê bát nhang thờ tiến vào tiếp theo. Cuối cùng là người thân trong nhà chuyển bếp, chăn màn, nước, muối… (những món đồ quan trọng, đóng vai trò giữ lửa, phù hộ cho gia đình) vào sau.

    Tạo dựng khí tốt cho ngôi nhà

    Chọn giờ lành, gia chủ sẽ tự tay cầm tiền bạc hay những món đồ quý giá nhất đặt vào trong tủ, ngụ ý của cải vào kho, gia đình sung túc. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp mua lại hay thuê nhà đã lâu không sử dụng. Nó sẽ giúp xua đi khí xấu còn dư và tạo mới nguồn năng lượng tích cực cho cả gia đình

    Bên cạnh đó, mọi người cũng cần chú ý hành vi cử chỉ để đảm bảo ngày nhập trạch thuận lợi.


    Tránh nói điều dở, điều xui rủi trong ngày nhập trạch. Đặc biệt không cãi vã, la khóc hay to tiếng bất hòa trong ngày này để tránh nuôi luồng khí bất hòa, u uất trong không gian gây ảnh hưởng tới cuộc sống sau này


    Cúng khấn thần linh trước rồi cúng tới gia tiên, sau đó mới bắt đầu sắp xếp đồ đạc trong nhà.


    Bật sáng tất cả các bóng điện, xả các vòi nước để lưu thông đường ống, khởi động sinh khí cho ngôi nhà,


    Nổi lửa trong bếp, có thể là nấu ăn hoặc pha trà hay đun nước đều được. Điều này chính thức thông báo cho ông Công ông Táo về tổ ấm mới của gia đình.

    Việc xây nhà, chuyển nhà là việc lớn của đời người với 3 phần lễ phải đặc biệt lưu tâm là Động thổ (xin phép thổ công khu đất đó để bắt đầu xây nhà), Cất nóc (là ngày đổ mái nhà hay làm trần nhà đầu tiên) và Nhập trạch ( dọn về nhà mới để ở). Dựa vào kinh nghiệm ông cha để lại, mọi người nên có sự chuẩn bị chu đáo để mọi việc diễn ra thuận lợi, cuộc sống sau này của gia đình mới hanh thông, khởi sắc.

    Tổng hợp: Thu Thủy

    Ảnh: Sưu tầm

    Bình luận

    Thừa Người

    Ad cho e hỏi là trước khi hoàn thiện nhà mà còn cháu trong nhà ở để giữ đồ đạc thì có vấn đe gì khong

    3 years agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 1
    • 0