Cách giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công nhà ở hiện nay

    24/03/2024 16:00112 lượt xem

    Trong quá trình thi công nhà ở, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng chủ nhà cần phải phân tích các tình huống có thể xảy ra. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện, cùng tham khảo 2 cách dưới đây trong bài viết này nhé. 

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Những rủi ro có thể gặp phải khi thi công nhà ở

    1.1 Chấn thương do ráng sức & làm việc không đúng tư thế

    Khi công nhân nâng hoặc nhấc vật nặng quá sức hoặc không đúng tư thế có thể gây ra những chân thương cho tay, chân và lưng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương RSI - loại chấn thương phổ biến và là chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại. 

    Những rủi ro có thể gặp phải khi thi công nhà ở

    1.2 Tai nạn do hào rãnh

    Việc đào rãnh, hầm, và hào là một trong những hoạt động có nguy cơ tai nạn lao động cao khi thi công nhà ở. Sự rủi ro bao gồm lở rãnh, sập hầm, hào, có tỷ lệ tăng đến hơn 112% so với các khu vực khác, có thể dẫn đến thương vong nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn như:

    - Công nhân có thể bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố

    - Công nhân có thể bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống

    - Công nhân có thể bị rơi xuống hố khi sụt lở thành hố

    - Xe và thiết bị tiến tới quá sát miệng hố, đặc biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố

    - Công nhân có thể bị ngạt thở hoặc nhiễm độc do những khí nặng như khí thải phun xuống hố, ví dụ như khí thải của động cơ diesel hay động cơ xăng.

    Việc đào rãnh, hầm, và hào là một trong những hoạt động có nguy cơ tai nạn lao động cao khi thi công nhà ở

    1.3 Tai nạn do giật điện, chập điện

    Tai nạn do giật điện, chập điện là một trong những rủi ro trong quá trình thi công nhà ở dễ dẫn đến thiệt mạng nhất. 

    Các hoạt động dẫn tới tai nạn giật điện, chập điện tại công trình xây dựng bao gồm việc sử dụng các thiết bị điện bị hở, hỏng mạch hoặc khi công nhân hàn điện, hàn xì sử dụng ôxy và axêtylen hoặc hàn dùng khí gas. 

    Ngoài ra, phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao hoặc đặt ngầm dưới đất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong khi lao động cho công nhân. 

    Tai nạn lao động do giật điện, chập điện là một trong những rủi ro tai nạn lao động dễ dẫn đến thiệt mạng nhất.  

    Tai nạn do giật điện, chập điện là một trong những rủi ro trong quá trình thi công nhà ở dễ dẫn đến thiệt mạng nhất

    1.4 Tai nạn do ngã

    Tai nạn do ngã từ trên cao chiếm tới 1/3 tổng số các ca tử vong do tai nạn trên công trường xây dựng, thi công nhà ở. Nguyên nhân gây té ngã có thể do giàn giáo lắp không chính xác, do vách tường hở, do lỗ hổng trên sàn nhà hoặc do không có thanh chắn. 

    Ngoài ra, nhiều người lao động không được trang bị dây đai đúng kỹ thuật, hoặc sử dụng thang không có bảo hộ, cùng với hệ thống thanh thép không được bảo vệ (có thể đâm hoặc xiên vào người) cũng là những nguyên nhân dẫn tới mất an toàn lao động. 

    Tai nạn do ngã từ trên cao chiếm tới 1/3 tổng số các ca tử vong do tai nạn trên công trường xây dựng, thi công nhà ở

    1.5 Tai nạn do thiết bị nặng và máy móc

    Ngoài việc công nhân nhấc các vật nặng quá sức và sai tư thế, việc sử dụng các thiết bị nặng cũng là một trong những rủi ro gây ra tai nạn lao động tại công trình thi công nhà ở. Việc máy móc bị trục trặc, hỏng hóc hoặc bị đổ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của công nhân. 

    Ngoài ra, khi vận hành các thiết bị, máy móc phức tạp như vận hành cần trục, xe nâng, máy xúc mà xảy ra sự cố cũng có khả năng dẫn tới những tai nạn thương tâm. 

    Việc sử dụng các thiết bị nặng cũng là một trong những rủi ro gây ra tai nạn lao động tại công trình thi công nhà ở

    1.6 Tai nạn do cháy nổ

    Dù ít phổ biến hơn các rủi ro tai nạn lao động khác, những vụ tai nạn do cháy nổ cũng để lại thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Những rủi ro tai nạn lao động khi thi công nhà ở do cháy nổ chủ yếu xảy ra khi có lỗi máy móc hoặc sử dụng hóa chất. 

    Trong quá trình lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng các vật liệu dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu cho các máy xây dựng có sử dụng động cơ đốt trong như ôtô, máy xúc, máy ủi hoặc máy phát điện. Những yếu tố này sẽ dễ gây ra tai nạn lao động. 

    Ngoài ra, rủi ro khi sử dụng sơn, bả hoặc dán keo (các bộ phận công trình) với dung môi là hợp chất của xăng hoặc dầu cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tai nạn cháy nổ tại công trình thi công nhà ở. 

    Dù ít phổ biến hơn các rủi ro tai nạn lao động khác, những vụ tai nạn do cháy nổ cũng để lại thiệt hại nặng nề về người và tài sản

    2. Biện pháp giảm thiểu rủi ro trong thi công nhà ở

    2.1 Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

    Để làm giảm nguy cơ công nhân bị chấn thương, tai nạn trong quá trình thi công nhà ở, nhà thầu cần trang bị cho công nhân đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân. 

    Khi đã cấp phát đầy đủ các phương tiện bảo hộ, mỗi công nhân khi vào công trường cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

    - Đội mũ bảo hộ lao động & cài quai chắc chắn

    - Mặc trang phục bảo hộ lao động khi thi công, đai phản quang còn nguyên vẹn

    - Mang giày bảo hộ lao động chống đinh đúng kích cỡ chân và không được đạp gót 

    - Mang thẻ công nhân trong suốt quá trình làm việc

    Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

    2.2 Trang bị hệ thống biển báo để giảm thiểu rủi ro khi thi công nhà ở

    Công nhân khi đi vào công trường cần phải chú ý quan sát biển báo và chấp hành chỉ dẫn để đảm bảo lối đi an toàn và sử dụng đúng thiết bị. Điều này sẽ hạn chế và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra cho công nhân. 

    2.3 Xây dựng quy định an toàn khi làm việc trên giàn giáo, làm việc trên cao

    Khi có công nhân làm việc trên cao, nhà thầu cũng cần chú ý những lưu ý sau để giảm thiểu rủi ro tai nạn khi thi công nhà ở: 

    - Công nhân làm việc trên cao phải được đo huyết áp trước khi làm việc để đảm bảo có sức khỏe phù hợp

    - Công nhân phải được đào tạo đầy đủ về an toàn lao động ngành xây dựng và phải có giấy phép làm việc được cấp bởi giám sát an toàn hoặc cán bộ an toàn.

    - Xung quanh khu vực giàn giáo phải được che chắn bằng các lưới an toàn, hạn chế vật rơi ra ngoài khu vực thi công nhà ở.

    - Trong quá trình làm việc, công nhân không được sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác. Không được đùa nghịch khi làm việc trên cao và không làm việc trên giàn giáo khi thời tiết mưa hay gió lốc.

    Xây dựng quy định an toàn khi làm việc trên giàn giáo, làm việc trên cao

    2.4 Tối ưu nguồn vật tư, giảm tải công việc tại công trình

    Một trong những biện pháp được quan tâm trong thời gian gần đây là tối ưu nguồn vật tư. 

    Biện pháp này không những giúp giảm tải lượng công việc phải thực hiện ở công trình, từ đó giải quyết các rủi ro tai nạn lao động của những công đoạn đã được giảm bớt, mà còn cho thấy nhiều lợi ích về sau như sự tiện dụng, hiệu quả…

    Tổng hợp: Cẩm Vân

    >> Xem thêm: Năm tuổi có nên xây nhà, động thổ không?

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Cẩm VânTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0