Tiết kiệm điện đang là mối quan tâm của nhiều gia đình để có thể giảm thiểu chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tiết kiệm điện không đúng cách dẫn đến gây hư hỏng các thiết bị điện trong nhà và cũng không làm giảm chi phí.
Dưới đây là 11 cách tiết kiệm điện sai lầm các gia chủ Việt thường mắc phải.
Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. |
11 cách tiết kiệm điện sai lầm thường mắc phải
1. Dùng thiết bị tiết kiệm điện
Một số quảng cáo luôn khuyên người dùng sử dụng kèm các thiết bị giúp tiết kiệm điện cho tivi, tủ lạnh… với hiệu quả giảm tới 30 - 40% năng lượng điện tiêu thụ.
Tuy nhiên, những loại thiết bị tiết kiệm điện đó đa số vẫn chưa được kiểm định rõ ràng. Vì thế, nếu bạn sử dụng phải hàng “dỏm”, thậm chí chúng không giúp tiết kiệm điện mà còn gây nguy hiểm khi sử dụng với những rủi ro khó lường trước.
Dùng thiết bị tiết kiệm điện chất lượng kém có thể gây hại cho người tiêu dùng
2. Bật tắt máy lạnh liên tục
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng là tắt máy lạnh rồi vào phòng lại bật lại dù thời gian ra ngoài không lâu và cũng có người có thói quen bật máy lạnh khi thấy nóng và tắt máy lạnh khi thấy lạnh.
Hành động này sẽ khiến cho máy lạnh mau hỏng và gây tốn điện nhiều hơn vì chúng phải mất một lượng lớn điện năng để khởi động lại. Vì thế, bạn nên duy trì nhiệt độ máy lạnh ở mức 28 - 29 độ và dùng thêm quạt để hơi lạnh lan tỏa khắp phòng để tiết kiệm điện hiệu quả.
Tiết kiệm điện bằng việc bật - tắt máy lạnh liên tục là cách tiết kiệm sai lầm
3. Ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng
Việc ngắt điện tủ lạnh và không sử dụng trong một thời gian sẽ khiến cho các giàn nóng và lạnh bên trong máy bị oxy hóa và nhanh hỏng. Đồng thời, khi bạn khởi động lại thì tủ lạnh cũng sẽ tiêu thụ một lượng điện năng để làm lạnh lại từ đầu gây tốn điện, là một trong những sai lầm tiết kiệm điện thường gặp phải.
Việc ngắt điện tủ lạnh và không sử dụng trong một thời gian sẽ khiến thiết bị nhanh hỏng
4. Cho quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh
Nhiều người vẫn nghĩ bỏ nhiều thức ăn vào tủ lạnh làm lạnh một lần để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến cho tủ lạnh phải hoạt động với công suất cao để làm lạnh hết các thực phẩm bên trong tủ nên phải tiêu tốn thêm nhiều năng lượng hơn so với bình thường.
Cho quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh là một sai lầm tiết kiệm điện
5. Thường hay để thiết bị ở chế độ chờ (stand by)
Không ít người có thói quen để laptop ở chế độ chờ để tiết kiệm điện. Thật ra, dù là ở chế độ chờ máy vẫn phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Không những thế, trong quá trình đó nếu nguồn điện nhà bạn có điều gì bất ổn thì rất dễ gây ra chập điện, cháy nổ. Thế nên tốt nhất bạn hãy tắt máy tính của mình khi không sử dụng.
Để chế độ chờ để tiết kiệm điện thường gây nguy hiểm cho người dùng
6. Tắt đèn khi ra khỏi phòng
Đây chính là thói quen của rất nhiều người nhằm tiết kiệm điện trong nhà khi không sử dụng. Tuy nhiên, cách này chỉ đúng với đèn sợi đốt, còn đèn huỳnh quang thì không, việc bật tắt đèn huỳnh quang nhiều lần sẽ càng tốn điện hơn. Thế nên nếu bạn ra khỏi nhà trong vòng 15 phút trở lại thì không cần phải tắt đèn để đảm bảo tiết kiệm điện hiệu quả.
Tắt đèn khi ra khỏi phòng không hoàn toàn tiết kiệm điện
7. Chỉ quan tâm tới việc tiết kiệm điện cho máy lạnh, tủ lạnh
Đây chính là hai trong số những thiết bị trong gia đình gây tốn điện nhất. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những thiết bị khác đang hao điện trong nhà bạn mà bạn quên để ý như lò vi sóng, lò nướng, đèn chiếu bể cá… Vì thế, bạn cần phải lưu ý cho việc tiết kiệm điện cho tất cả các thiết bị trong nhà.
Chỉ quan tâm tới việc tiết kiệm điện cho máy lạnh, tủ lạnh không phải là cách tiết kiệm điện đúng cách
8. Sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ trong thời gian dài
Việc sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ và cắm điện trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu tốn một lượng điện năng, là một cách tiết kiệm điện sai lầm. Vì như vậy kéo dài trong thời gian dài sẽ gây lãng phí điện của cả gia đình. Bạn chỉ nên ủ cơm trong thời gian nhất định, để cơm được thơm ngon.
Việc ủ cơm quá dài dẫn đến cơm không ngon, tùy vào từng loại nồi, công suất nấu, dung tích mà lượng điện tiêu thụ khi ở chế độ ủ sẽ khác nhau, khoảng 40W - 150W. Nếu bạn dùng loại này để ủ cơm trong khoảng 10 tiếng thì bạn có thể trả thêm từ 0.4 - 1.5 kWh. Do đó, ủ cơm lâu không mang lại lợi ích mà còn là sai lầm tiết kiệm điện.
Việc sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ và cắm điện trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu tốn một lượng điện năng và không tiết kiệm điện
9. Không cần vệ sinh lớp băng trên ngăn đá
Nhiều người luôn nghĩ rằng để lớp băng trên ngăn đá tủ lạnh dày thì làm đá sẽ nhanh đặc hơn và có thể tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc để lớp băng dày sẽ khiến không gian bị thu hẹp, gây cản trở luồng không khí lạnh di chuyển đều trong ngăn tủ, khiến việc làm lạnh lâu, tủ phải chạy liên tục, khiến lượng điện sẽ tăng lên nhiều.
Do đó, để tránh tình trạng đóng băng dày xuất hiện trong tủ, bạn phải thường xuyên vệ sinh, rã đông, làm sạch tủ để tủ hoạt động tốt hơn, tiết kiệm điện đúng cách.
Nên thường xuyên vệ sinh lớp băng trên ngăn đá để tiết kiệm điện
10. Chạy quạt trần cả ngày để làm mát phòng thay cho máy lạnh
Việc dùng quạt trần không để làm mát phòng mà để giúp không khí được dễ dàng lưu thông cho không gian thêm thoáng mát dễ chịu, vì vậy bạn có mở quạt lâu thì nhiệt độ của phòng vẫn không thay đổi, việc làm này không phải cách tiết kiệm điện hiệu quả.
Do đó, việc bật quạt trần cả ngày cho phòng mát để hạn chế dùng điều hòa, điều này không có tác dụng để làm mát, vì vậy hãy tắt quạt trần khi rời khỏi phòng, đó mới là cách để tiết kiệm điện cho gia đình.
Tắt quạt trần khi không sử dụng để tiết kiệm điện năng gia đình
11. Chỉ cần tắt thiết bị là được, không cần phải rút phích cắm
Nhiều thiết bị điện tử trong gia đình không cần phải bật mới hao tốn năng lượng như: bộ sạc máy tính, lò vi sóng, tivi, quạt,... Vì chúng sử dụng nguồn điện ở chế độ chờ, do đó bạn tắt thiết bị bằng remote nhưng bạn vẫn giữ phích cắm trong ổ điện thì vẫn tiêu hao năng lượng.
Ví dụ: Lượng điện tiêu thụ của tivi sau khi tắt bằng điều khiển (remote) là 24W/ngày, để tiết kiệm điện năng, bạn cần rút điện hoặc tắt tivi từ nút nguồn. Vì vậy, để tiết kiệm điện có hiệu quả nhất bạn cần ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
Để tiết kiệm điện có hiệu quả nhất bạn cần ngắt nguồn điện khi không sử dụng
Tiết kiệm điện đúng cách để đảm bảo mang lại hiệu quả cũng như mang đến sự an toàn cho gia đình bạn. Với tình trạng giá tiền điện ngày một tăng hiện nay, việc tiết kiệm điện là một điều rất nên làm.
Tổng hợp: Cẩm Vân
Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. |