Chủ nghĩa tối giản - Minimalism

    25/04/2017 04:245.007 lượt xem

    Chủ nghĩa tối giản là một trong những phong cách có ảnh hưởng nhất hiện nay – từ thiết kế, kiến trúc, tới âm nhạc, văn chương. Có rất nhiều khả năng bạn cũng là một fan của chủ nghĩa tối giản, mặc dù có thể chính bạn đang không nhận ra.

    Chủ nghĩa tối giản nghe có vẻ không giống với việc thiết kế một cái gì đó?

    Không hẳn.

    Như tên gọi của nó, chủ nghĩa tối giản không phải là một phong cách hoa mĩ, nhưng không nằm ngoài lĩnh vực thiết kế. Là một trong những thế hệ tiếp nối của phong trào Bauhaus, chủ nghĩa tối giản tiếp nối xu hướng của các nghệ sỹ trong việc khước từ sự phô trương trang trí trong quá khứ, khi mà trang trí đã trở nên quá mãnh liệt và dày đặc đến nỗi nó bắt đầu làm suy yếu chức năng của các đồ vật mà nó bao phủ.

    phong cách tối giản_happynest.vn

    Phong cách ở các thời kỳ trước ví dụ như Art Nouveau thường bao phủ tràn ngập họa tiết lên các đối tượng nhằm mục đích trang trí

    Chủ nghĩa tối giản đặt ra câu hỏi: Liệu có thể lột bỏ đến cấp độ nào những bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, các tòa nhà, đồ nội thất… mà không làm mất đi mục đích thiết yếu và bản sắc của chúng?

    Vậy thì, có phải chủ nghĩa tối giản chỉ đơn thuần là giữ cho mọi thứ trở nên đơn giản?

    Cũng khá gần, nhưng chưa hẳn chính xác. Có rất nhiều định nghĩa về chủ nghĩa tối giản:

    - Chủ nghĩa tối giản: Một trường phái tranh trừu tượng và điều khắc nhấn mạnh việc đơn giản hóa hình thức, như sử dụng các hình dạng cơ bản và các bảng màu đơn sắc, màu sắc cơ bản, tính khách quan và ẩn danh của phong cách. Còn được gọi là nghệ thuật ABC, nghệ thuật tối giản, phong cách giản lược, nghệ thuật khước từ.

    - Chủ nghĩa tối giản: Sử dụng tối thiểu những thứ thiết yếu cơ bản nhất, như trong nghệ thuật, văn học hoặc thiết kế.

    - Chủ nghĩa tối giản: Một phương thức âm nhạc đương đại được đánh dấu bởi sự đơn giản hóa nhịp điệu, khuông nhạc và sự hài hòa tiết tấu.

    Nhưng thôi, tạm quên đi những định nghĩa khô khan trên, có lẽ khái niệm phù hợp nhất của chủ nghĩa tối giản mà tôi đã nhìn thấy không phải là từ ngữ, mà lại là hai hình ảnh rất đơn giản, lịch thiệp của Maarten P. Kappert s sánh sự đơn giản (Simplicity) và chủ nghĩa tối giản (Minimalism)

    phong cách tối giản_happynest.vn

    Chủ nghĩa tối giản ảnh hưởng tới tất cả các loại hình nghệ thuật và công nghệ vào cuối thể kỷ 20. Bên cạnh sức ảnh hưởng sâu rộng tới nghệ thuật hiện đại lẫn giới nghệ sĩ , chủ nghĩa tối giản còn trở nên phổ biến như là một triết lý hay là một lối sống riêng. Những người theo chủ nghĩa tối giản quyết tâm chỉ sống cùng với những thứ thiết yếu, tránh bỏ những thứ họ cho là không cần thiết.

    Chủ nghĩa tối giản bắt nguồn từ đâu?

    Trái lại với suy đoán của đa số, chủ nghĩa tối giản chưa bao giờ xuất phát từ niềm cảm hứng của sự thiếu thốn và khổ hạnh mà trên thực tế, nó thường được cân nhắc như một phong cách từ sự siêu giàu có, với thái độ kiểu như: Tôi có thể có bất cứ thứ gì, nhưng tôi sẽ không thích sự lộn xộn trong nhà; thay vào đó, tôi sẽ chỉ sử dụng những vật dụng đơn giản và thanh lịch, tinh tế nhất. Ở đây sự tối giản luôn ở trong một hình thức và chức năng đơn giả,n song lại rất đắt tiền, và không có chỗ cho sự trang trí vô nghĩa,. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể nói rằng chủ nghĩa tối giản là một lựa chọn rẻ tiền.

    Nếu nói theo một cách chính thức thì chủ nghĩa tối giản được khai phá vào những năm của thập niên 60 và 70 thế kỷ trước. Tuy nhiên, De Stijl và thiết kế Nhật Bản truyền thống có thể được xem là những thế hệ tiền nhiệm của chủ nghĩa tối giản.

    Phong trào De Stijl

    phong cách tối giản_happynest.vn

    Rietveld-Schroder House - Thiết kế: KTS Gerrit Thomas Rietveld

    Ngôi nhà Rietveld Schröder – công trình duy nhất có thể nhận ra hoàn toàn các nguyên lý của De Stijl. De Stijl, thường được biết đến như trường phái Neoplasticism, là một phong trào nghệ thuật ở Hà Lan. Phong trào bắt đầu vào năm 1917 và mất dần vào khoảng năm 1931. Nhân vật dẫn dắt của phong trào này là Theo Van Doesburg, người mất năm 1931, và theo đó đánh dấu sự kết thúc của phong trào De Stijl. Phong trào này tồn tại chủ trong một thời gian ngắn nhưng đã đặt nền móng cho chủ nghĩa tối giản sau này. Các nguyên lý chính được sử dụng trong phong trào De Stijl là các tác phẩm trực quan được đơn giản hóa theo các tuyến dọc và ngang, và chỉ sử dụng đơn thuần các màu sắc cơ bản (cùng với hai màu đen  trắng)

    Ludwig Mies Van der Rohe và châm ngôn nổi tiếng “Less is more” (Ít nghĩa là nhiều)

    phong cách tối giản_happynest.vn

    Ludwig Mies Van Der Rohe

    Một người hùng khác của chủ nghĩa tối giản chính là kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies Van der Rohe (1886-1969) Không quá cường điệu khi nói rằng ngoài việc trở thành một nhân vật quan trọng trong chủ nghĩa tối giản, ông cũng chính là một trong những người khai sinh ra kiến trúc hiện đại với những hình thức rất sạch sẽ. Dễ thấy được trên đường chân trời của các thành phố từ New York tới Bắc Kinh hiện hữu nhiều công trình của Mies.

    Mies hướng tới sự đơn giản và rõ ràng với cách tiếp cận mang tính thương hiệu của ông như:

    - Sử dụng các vật liệu xây dựng hiện đại như thép và các tấm kính

    - Lược bỏ cấu trúc xương tới mức tối thiểu

    - Tính toán để tổng thể bao quát chứa đựng nhiều không gian mở

    Các nguyên lý của ông vẫn đang được ứng dụng trong ngày nay, không chỉ riêng lĩnh vực kiến trúc nói riêng mà còn bao trùm toàn bộ các lĩnh vực thiết kế khác nữa. Ông cũng chính là tác giả của câu châm ngôn: “Less is More” (Ít nghĩa là Nhiều) - một trong những nguyên lý chính của chủ nghĩa tối giản.

    Thiết kế Nhật Bản truyền thống

    phong cách tối giản_happynest.vn

    Thiết kế Nhật Bản truyền thống

    Thiết kế truyền thống của Nhật Bản ( tức trước khi chịu ảnh hưởng của phương Tây) với sự đơn giản và hình thức sạch sẽ, được coi là một tiền nhân của chủ nghĩa tối giản. Ở đây ta thấy được sự phản ánh phần nào nền văn hóa Nhật Bản, nơi mà sự đơn giản từ lâu vốn đã được đánh giá cao. Tất cả những điều không cần thiết cho chức năng mục đích của một thứ sẽ không có mặt trong thiết kế của nó.

    Về sau này, danh sách các cây đa cây đề của chủ nghĩa tối giản trên lĩnh vực nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, âm nhạc, thiết kế) rất dài. Trong đó có những cá nhân nổi bật như Buckminster Fuller, Dieter Rams, Donald Judd, John McCracken, Agnes Martin, Dan Flavin, Robert Morris, Anne Truitt, Frank Stella… những người đã trở thành tượng đài trong lĩnh vực riêng của mình.

    Neo Minimalism

    phong cách tối giản_happynest.vn

    Redondo Beach - David Burdeny

    Một chủ đề tối giản đáng được chú ý đặc biệt đó là chủ nghĩa tối giản tân thời (Neo Minimalism) là một phong cách đang rất thịnh hành hiện nay.

    Chủ nghĩa tối giản tân thời, lại một lần nữa hướng tới sự đơn giản về hình thức và màu sắc, nhưng so với lối tối giản truyền thống, tức De Stijl, nó sử dụng nhiều hơn các màu sắc và hình dạng khác. Đễ thấy rằng chủ nghĩa tối giản tân thời không hướng tới việc sử dụng xa xỉ hơn về màu săc và hình dáng, nhưng chắc chắn nó đã vượt xa những hình vuông, hình chữ nhật, các đường kẻ dọc ngang cùng các màu sắc cơ bản. Chủ nghĩa tối giản tân thời sử dụng nhiều sắc thái khác nhau nhưng tổng thể thường giới hạn những sắc độ tối.

    Comma StudioTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0