Làm chuồng cọp: những ý kiến trái chiều nên hay không

01/06/2023 18:00298 lượt xem

Chuồng cọp, lồng sắt thường được các gia chủ làm với mục đích chống trộm, lo ngại trẻ rơi xuống... Nhưng mặt trái của việc này là khi xảy ra hỏa hoạn thì những người ở trong “lồng” không biết chạy đi đâu và người bên ngoài khó chữa cháy, cứu nạn. 

“Lắp lồng sắt để bảo vệ tài sản”, nhiều người chia sẻ lý do khi làm chuồng cọp

Lý giải về thói quen lắp chuồng sắt bịt kín ban công, cửa sổ của nhiều người Việt, độc giả Lam Chi Tinh cho rằng: "Người làm lồng sắt cũng có lý do chính đáng của họ. Đã rất nhiều vụ trộm leo tường vào nhà từ những tầng cao để lấy cắp tài sản. Thậm chí, khi bị phát hiện, chúng đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Thế nên, không tránh khỏi việc nhiều gia đình phải phòng thân bằng việc bịt kín ban công, cửa sổ bằng lồng sắt.

Nhiều người sợ rủi ro trộm vào nhà nên lựa chọn làm chuồng cọp

Đồng quan điểm, bạn đọc Jose Mourinho chia sẻ: “Vì sợ trộm nên tốn kém làm lồng sắt tự bảo vệ, nhưng cũng là tự làm nguy hiểm cho cả nhà khi có rủi ro hỏa hoạn. Chưa kể, trộm vào được nhà cũng gây nguy hiểm cho tính mạng, nên dù biết mất an toàn khi hoả hoạn xảy ra thì vẫn phải làm lồng sắt".

    >>> Xem thêm: Tự ý cơi nới chuồng cọp có bị phạt không?

"Nhiều người làm khung sắt bởi vì tâm lý bất an. Chứ đâu ai dại gì mất tiền làm rào quanh căn hộ để rồi khi hỏa hoạn xảy ra thì chính hàng rào ngăn trộm lại là bít lối thoát thân chính mình", độc giả An ninh nói thêm.

“An toàn là trên hết, không nên lắp chuồng cọp” - một số người theo quan điểm này

Không đồng tình với những quan điểm trên, bạn đọc Linh Le nhận định: "Tôi xây nhà năm 2019, toàn bộ cửa sổ không hề có lưới sắt. Một phần do con tôi đã lớn, cũng biết nhận thức rồi. Mặt khác, giờ tôi tiêu tiền điện tử nhiều, tiền mặt trong nhà không còn mấy nên không lo mất trộm. Tội phạm trộm cắp giờ cũng không bê TV, tủ lạnh, máy giặt đi nữa vì chẳng bán được bao. Có chăng, chúng chỉ lấy vài đồng tiền lẻ trong ví, điện thoại, laptop... Vì thế, tôi chọn cho mình cơ hội tháo chạy khi có sự cố thay vì đánh đổi tính mạnh chỉ để chống trộm".

    >>> Xem thêm: Ban công nhà chung cư, nhà cao tầng nên làm chuồng cọp hay lưới an toàn?

"Tôi không nghĩ trộm cắp giờ còn lộng hành vậy đâu. Cái quan trọng là nhiều gia đình thành thị muốn tăng thêm diện tích sử dụng. Chứ an ninh Hà Nội, TP HCM đâu phải thích vào nhà dân trộm là được. Mọi người nên bỏ lồng sắt đi vì mất của còn kiếm lại được, chứ mất người là ân hận cả đời", bạn đọc Nguyen Cong Doan bổ sung.

Nói không với việc lắp lồng sắt bịt lối thoát hiểm chỉ để chống trộm, độc giả Khoảng lặng chia sẻ: "Nhiều người nói làm chuồng cọp ngăn trộm cướp. Nhưng thử hỏi giữa của cải và tính mạng, bạn chọn cái nào? Ai cũng nghĩ hỏa hoạn là chuyện hy hữu, chắc sẽ trừ nhà mình ra, để rồi đến lúc sự cố xảy đến bất ngờ, họ mới trở tay không kịp và hối hận muộn màng”.

Tình trạng người dân tự bịt đường thoát hiểm bằng việc dựng lên lồng sắt, rào sắt, “chuồng cọp” kiên cố dẫn đến rất nhiều nguy cơ và hậu quả khó lường

Nhiều độc giả cho rằng: "Muốn làm lồng sắt hay gì cũng được, nhưng chỉ cần có thiết kế lối để thoát hiểm. Có tính toán trước thì mọi chuyện đều dễ dàng. Với thiết kế lồng sắt này không chỉ chữa cháy, nhà ống thường thông gió từ phía đằng trước, nếu nhà có giếng trời thì gió sẽ thông liên tục từ trước ra sau rất tốt cho không khí trong nhà, nhưng mở cửa ra thì trộm sẽ leo vào, vì thế thiết kế lồng sắt sẽ mở cửa bất kỳ lúc nào, thậm chí cả đêm ngủ giúp không khí lưu thông, bớt khí độc tích tụ trong nhà. Nhà ống nên chừa hẳn giếng trời phía sau cùng, kết hợp với lồng sắt phía trước trồng các loại cây leo. Có điều kiện có thể đầu tư lối thoát hiểm kết hợp giếng trời luôn là tốt nhất".

Nguồn: VNE

Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

 

Bình luận

Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

Bài đăng liên quan

Chuyện nhà

Xem tất cả

Kho kiến thức

Xem tất cả

Sự kiện

Xem tất cả

HappynestTV

Xem tất cả

Thảo luận

Xem tất cả

Ăn - Chơi

Xem tất cả

Chợ đồ cũ

Xem tất cả
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0