Có vài tỷ đồng tiết kiệm mới nên “bỏ phố về quê”

22/05/2023 12:00388 lượt xem

Trước tình trạng cắt giảm lao động ồ ạt ở thành phố, chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, nhiều người quyết định “bỏ phố về quê” để hướng đến cuộc sống ít lo toan, bộn bề dù mức thu nhập thấp hơn. Song thực tế cuộc sống về quê “trồng rau nuôi cá” có đơn giản như mọi người vẫn nghĩ?

Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời.

  • Thu nhập 8-9 triệu ở quê vẫn hơn 13-15 triệu đồng ở phố

Gần 10 năm trước, chị C.L. rời Định Quán, Đồng Nai theo người quen lên thành phố lập nghiệp. Tại công ty, chị gặp chồng là công nhân khu chế xuất. Nhiều năm gắn bó với nhà máy, mức lương cơ bản của anh chị tăng dần. Đặc biệt, giai đoạn sản xuất ổn định, có tăng ca, tổng thu nhập của hai vợ chồng có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, sau đợt dịch bùng phát, khi phải xoay sở với các chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố, anh chị bắt đầu nghĩ đến chuyện hồi hương, tận dụng ba mẫu đất rẫy ở quê để làm nông nghiệp. Đầu năm ngoái, chồng chị nghỉ việc về trước chăm sóc vườn xoài, trồng thêm sầu riêng. Chị vẫn làm việc ở nhà máy để duy trì nguồn thu nhập cố định, đề phòng công việc ở quê không thuận lợi. Đến khi nhà máy giảm việc, chị quyết định nghỉ việc, về quê làm rẫy cùng gia đình.

Nhà máy giảm việc, chi phí sinh hoạt ở thành phố tăng cao khiến nhiều người muốn trở về quê lập nghiệp

>>> Xem thêm: Nhiều người trẻ ngậm ngùi về quê vì không chịu nổi áp lực mua nhà ở thành phố

Từ câu chuyện của chị C.L., nhiều người cũng đồng tình rằng dù ở quê thu nhập không cao nhưng cũng bù trừ cho chi phí đắt đỏ ở thành phố.

“Bây giờ hầu như tỉnh, thành nào cũng có khu công nghiệp, nhu cầu tuyển lao động khá cao, nhưng tuyển không đủ người, trong khi nhiều lao động lại thích lên thành phố lớn làm việc.

Ở thành phố, dù lương hơn quê đôi chút, nhưng ngược lại chi phí lại cao hơn nhiều. Vì vậy, về quê thời điểm này không lo thất nghiệp, chi phí thấp hơn, lại gần gia đình, nên về quê là thượng sách. Từ trước đến giờ, ai cũng tập trung lên các thành phố lớn làm việc, mỗi lần lễ, Tết, về quê rồi quay lại làm việc là một nỗi ám ảnh.” Chị N.T. nêu quan điểm.

Thậm chí, độc giả N.Q. còn cho rằng về quê làm ruộng, mở công ty hoặc buôn bán, dù tháng chỉ kiếm 8-9 triệu đồng thôi nhưng vẫn dễ sống hơn ở thành phố:

“Ở quê lên Sài Gòn làm công nhân, lương và tiền tăng ca tạm tính 10-12 triệu đồng một tháng, người nào giỏi hơn có thể 13-15 triệu đồng. Chi phí tiền nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống, con cái học hành... sau khi trừ đi chi tiêu thì mức lương như kia chắc chả còn dư mấy.

Nếu vậy thì về quê làm ruộng, làm công ty, hoặc kiếm gì đó buôn bán... tháng kiếm 8-9 triệu đồng thôi nhưng vẫn dễ sống hơn ở Sài Gòn cái gì cũng đắt đỏ. Đã vậy về quê lại còn được ở gần cha mẹ, lễ Tết không phải chở nhau 3-4 người trên một chiếc xe máy để về quê. Ở quê thu nhập có thể không cao nhưng cuộc sống ít phải suy nghĩ, lo toan bộn bề.”

  • Cuộc sống ‘làm giàu từ nông nghiệp” liệu có khả thi?

Là một người từng trải, có thời gian sống bằng nghề nông ở quê, độc giả P.B. đã chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống nông thôn, đồng thời sẵn sàng cho người muốn về quê làm nông thuê đất để thử sức:

“Các bạn trẻ hở một tí là đòi đầu tư công nghệ cao làm nông nghiệp. Các bạn thử về quê tôi cho thuê một hecta đất mà làm. Chỗ tôi ở sáu tháng mặn, sáu tháng ngọt đất cằn cỗi, không dùng máy móc cơ giới hóa được, tất cả mọi việc đều dùng tay chân.

Nếu nuôi thủy sản thì chi phí cao nhưng giá bằng chục năm về trước, chưa kể bệnh tật xảy ra nguyên nhân đa phần nhiễm bệnh từ con giống khi mua về.

Nếu làm ăn tốt trên mảnh đất ông cha để lại mà có lãi thì dân quê tôi cũng không kéo nhau đi thành phố. Không ai muốn đi xa bôn ba xứ người để rồi về thăm nhà được ít hôm dịp lễ, Tết rồi lại đi. Còn làm khu công nghiệp thì mức lương cơ bản vùng ba chả được bao nhiêu.”

Nhiều bạn trẻ vẫn mơ mộng về cuộc sống “trồng rau, nuôi cá” mà không có một kế hoạch cụ thể, hợp lý

Cùng quan điểm với độc giả P.B. còn có bạn N.T.: “Làm nông nghiệp cực kỳ khó xơi trừ khi bạn thực sự đam mê, có tiền, nắm được kỹ thuật và có kinh nghiệm đầy mình... rồi còn phải phụ thuộc vào ông trời nữa.

Ông hàng xóm nhà tôi làm 3 mẫu ruộng, 3,5 tháng đầu tư giống công máy móc đủ cả, thu hoạch xong bán được 24 triệu tiền thóc. Tính ra mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng, chưa chi phí công cán. Ông ấy có nuôi thêm chục con bò, một đàn gà, ngày nào rảnh rỗi chút thì đi phụ thợ hồ.

Nói vậy để biết là làm nông nghiệp quần quật quanh năm suốt tháng mà chả được bao nhiêu tiền. Giấc mơ bỏ phố về quê thực sự chỉ dành cho những người có nhiều tiền thôi các bạn ạ.”

>>> Xem thêm: Bán nhà 17 tỷ để về quê sống, gia chủ U40 nhanh chóng hối hận sau 1 năm, quyết tâm quay lại phố

  • Cuộc sống “bỏ phố về quê” chỉ sung sướng khi có sẵn khoảng chục triệu đồng mỗi tháng

Sống ở thành phố hay nông thôn, bạn cũng cần có một khoản tiền tiết kiệm hoặc dự phòng để trang trải cuộc sống. Đó là ý kiến của độc giả N.D.V.:

“Quê tôi miền Trung, bao đời thuần nông, chủ yếu làm lúa nước, đất cao thì trồng hoa màu như dưa leo, đậu, ổ qua, bí đao... gần Tết thì trồng bông để bán. Nói thật, đất ruộng bây giờ cho không người ta làm ruộng cũng không ai thèm làm, vì trồng lúa không có một khoảng thu nhập nào cả ngoài đổi tiền phân thuốc lấy lúa để ăn. Còn làm hoa màu thì bài ca được mùa thì mất giá mà mất mùa thì được giá nên có lúc một kg rau có giá 1.000 đồng cũng chả có ai mua, rau tới kỳ thu hoặc rẻ quá nên bỏ ngoài đồng.

Vì vậy, với những ai mà trắng tay ở thành phố thì đừng có cái suy nghĩ là sẽ về quê. Chỉ về quê khi nào trong tài khoản của bạn có vài tỷ đồng và hàng tháng ra ngân hàng lãnh chục triệu tiền lãi về chi tiêu thì được. Hiện nay, ngay cả những người làm nông nghiệp ở quê tôi họ cũng bỏ ruộng lên khu công nghiệp làm công nhân.”

Về quê thì bạn vẫn phải có đủ tiền bươn chải cuộc sống không khác gì thành phố

Về chi phí sinh hoạt ở quê, độc giả A.Q. chia sẻ: “Nếu nói 8-9 triệu đồng ở quê mà bằng được mười mấy, hai chục triệu đồng ở thành phố thì chắc bạn về quê ăn cùng cha mẹ và không phải lo chi phí ăn uống lẫn điện nước, chỉ đóng tiền học cho con thôi.

Ở quê, tôi thấy mọi người vẫn phải đi chợ, chứ thức ăn quanh vườn cũng chỉ lo được rau cỏ và một số hoa trái. Nếu nhà có gà, cá, lợn thì đỡ thêm được một chút tiền thức ăn, mà có phải nhà nào cũng rộng rãi, làm trang trại các kiểu để có đủ gà, cá, lợn đâu? Cùng lắm chỉ có được một trong ba thứ đó. Bạn vẫn phải đi chợ mua thực phẩm đổi bữa cho gia đình chứ?

Nhà cửa ở chung với thế hệ cha mẹ thì chấp nhận. Nhưng vẫn mất một khoản tiền đi chợ, chứ không phải là ‘thực phẩm không mất tiền mua’. Tiền học cho con có thể giảm, tiền ăn ở quê cho các bé mầm non, học thêm cho các bé lớn cũng rẻ hơn ở thành phố.

Nhưng nói thật khoản tiền 8-9 triệu đồng ở quê bây giờ hai vợ chồng với một đứa con nhỏ chắc cũng phải xài hết, nó chỉ bằng khoảng 15-17 triệu đồng ở thành phố thôi. Đó là còn chi tiêu tiết kiệm. Vì về quê đỡ được chút tiền ăn, tiền nhà nhưng lại mất tiền đám tiệc các kiểu. Người đi làm xa họ hàng, hàng xóm mới mời dự những việc hệ trọng như đám cưới, còn ở gần thì đám giỗ, đầy tháng, sinh nhật sẽ bị mời hết.”

Muốn có nhà vườn, trang trại trong mơ, cần có một khoản tiền tiết kiệm và đầu tư đủ nhiều

>>> Xem thêm: 9x về quê xây nhà để con có chỗ chơi, chỗ học gần thiên nhiên trong lành, yên tĩnh

Kết lại, độc giả T.T. đưa ra lời khuyên:

“Phải hiểu đúng là có sẵn nguồn tiền 8 triệu đồng hàng tháng ở quê sẽ sống khỏe hơn có 13 triệu mà sống ở thành phố lớn. Còn vấn đề làm sao kiếm được 8 triệu đồng và 13 triệu đồng ứng với hai nơi đó và khó, dễ hơn thua nhau như thế nào, theo tôi thì tùy thời cuộc, điều kiện, năng lực, hoàn cảnh của mỗi người.

Thời cuộc những năm 90, 2000, tốc độ đổi mới, đô thị hóa ở các thành phố lớn diễn ra (trước các tỉnh) mạnh mẽ thì hàng lớp người nhập cư kiếm việc làm mỗi năm mỗi tăng. Cho đến bây giờ vẫn thế, có người về quê vì lý do nào đó thì cũng có nhiều người khác làm điều ngược lại. Thành phố lớn lúc nào cũng đông đúc người, quá tải mọi thứ.

Người ở tỉnh bây giờ cũng chú trọng đầu tư nhiều cho việc học con cháu. Lớp trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng cầm tấm bằng nghề y, giáo viên, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, kế toán... đa số phải tìm việc ở các thành phố lớn chứ về tỉnh không đủ việc làm cho họ. Lương khởi điểm mới ra trường ít cũng được 8-10 triệu đồng, làm vài năm kinh nghiệm sẽ có lương trên 12-15 triệu đồng tùy người, tùy nghề. Người nhập cư thành phố đâu nhất thiết ai cũng đặt và đạt cho được bằng mọi giá mục tiêu mua nhà, đất.

Tùy người, tùy hoàn cảnh, có người mua được nhà quận trung tâm, không thì quận ven, huyện hoặc xã, huyện giáp ranh thành phố. Còn không thì làm việc đến độ tuổi nào đó, chưa hoặc không muốn mua nhà thành phố thì khi về quê họ cũng có số vốn kha khá để xây, sửa nhà, tạo dựng cuộc sống mới.”

Nguồn: VNE

Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé!

Bình luận

Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

Bài đăng liên quan

Chuyện nhà

Xem tất cả

Kho kiến thức

Xem tất cả

Sự kiện

Xem tất cả

HappynestTV

Xem tất cả

Thảo luận

Xem tất cả

Ăn - Chơi

Xem tất cả

Chợ đồ cũ

Xem tất cả
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0