Hoạch định không gian trong thiết kế nội thất

    21/05/2017 02:253.381 lượt xem

    Hoạch định không gian là một bước cơ bản trong quy trình thiết kế nội thất, được bắt đầu với việc phân tích, đào sâu về cách mà một không gian được sử dụng. Người thiết kế sẽ vạch lên một mặt bằng phân vùng không gian và các hoạt động diễn ra chính trong những vùng không gian đó. Hoạch định không gian cũng phân định những luồng lưu thông qua đó cho thấy cách người sử dụng sẽ di chuyển trong không gian đó. Quá trình này sau đó sẽ được hoàn thiện với việc bổ sung chi tiết về bố trí đồ đạc, trang trí, thiết bị & lắp đặt cơ bản.

    Hoạch định không gian - happynest.vn

    bubble diagram - space planning

    Một số điểm cần cân nhắc khi quyết định cách bố cục một không gian:

    Hãy nghĩ về cấu trúc của không gian đó, xem đâu sẽ là điểm tập trung /điểm nhấn? Chúng có thể là khu vực cửa sổ, lối vào, hoặc một đối tượng, một cụm tổ hợp nhất định. Hãy xét xem liệu chúng có đang có sự cân bằng trong không gian đó không? Nếu không, hãy nghĩ về yếu tố mà bạn có thể thêm vào để giúp cân bằng cấu trúc của không gian đó. Luôn nhớ rằng đôi mắt của chúng ta luôn được lôi kéo bởi các điểm thu hút, và sẽ đảo quanh tìm kiếm chúng khi bước vào một không gian nhất định.

    Nhận thức về không gian phụ thuộc vào kích cỡ của cơ thể người (tỷ xích). Những không gian với kích cỡ khác nhau sẽ phù hợp với những cá nhân với kích cỡ khác nhau: Một nơi tưởng chừng  chật chội với người này nhưng có thể sẽ là không gian ấm cúng, thân mật với một người khác.

    Hãy nghĩ về không gian trên khía cạnh khối tích (volume), xem không gian đó như một bể nước, khi bạn bỏ thêm các vật thể (đồ nội thất, trang trí ...) vào, bạn đã phải bớt đi một phần nước trong đó. Hãy đảm bảo rằng bạn không bức tử không gian bằng cách nhồi nhét một cách quá mức vào nó.

    Hãy để ý tới việc tạo ra đồng thời một viễn cảnh và một vị trí cư ngụ trong mỗi một không gian, để người ở trong đó có thể cảm giác vừa có được sự bao bọc vừa có được một góc nhìn vươn ra không gian thiên nhiên bên ngoài. Sử dụng nguyên lý Viễn cảnh và Cư ngụ trong một không gian có thể làm tăng cảm giác thoải mái trong trải nghiệm của người sử dụng. Chúng ta luôn thường hướng tới một chỗ nghỉ (Cư ngụ) với một góc nhìn (Viễn cảnh), bởi vì con người có vùng nhìn và sự kiếm soát hướng tới phía trước, và sẽ luôn cảm giác cần sự che chở an toàn từ phía sau.

    Hãy đặt đồ nội thất vào một mặt bằng theo tỷ lệ chuẩn hoặc cắt các mẩu giấy để ước lượng kích cỡ và đặt nó lên mặt bằng để xác định được đâu là sự sắp xếp tốt nhất cho đồ nội thất và trang trí.

    Hãy đảm bảo rằng luồng lưu thông xuyên qua một không gian luôn luôn đi theo một tuyến dễ dàng và gọn gàng nhất từ lối vào tới các khu vực hoạt động chính.

    Sự lộn xộn góp phần đóng các không gian lại, vậy nên hãy điều chỉnh nó để tránh chặn các luồng lưu thông cũng như giảm đi cảm nhận về kích cỡ của một không gian.

    Trong những không gian lớn và dài, hãy chia nhỏ các khu vực hoạt động và phân loại thành từng phần, sẽ giúp cho tổng thể không gian mạch lạc & dễ quản lý hơn.

    Khi hoạch định về trang trí và chiếu sáng, hãy nhớ đến nguyên lý: những đường thẳng đứng sẽ kéo ánh nhìn lên phía trên, và những đường thẳng ngang sẽ mang tính dàn trải. Vận dụng nguyên lý này sẽ giúp mở rộng hoặc giảm bớt cảm quan về kích cỡ tỷ lệ của một không gian.

    Hãy biết vay mượn không gian từ bên ngoài bằng cách mở toang các góc nhìn ra không gian xung quanh. Bạn cũng có thể vay mượn không gian từ các không gian liền kề bằng cách sử dụng chung một vật liệu sàn.

    Khi phải xử lý với một không gian nhỏ, hãy làm mờ các tuyến trong không gian đó để phá vỡ đi ranh giới giữa tường & sàn, bố trí đồ đạc tách khỏi tường một chút, chọn loại có tỷ lệ tương xứng với không gian đó, chọn những loại đồ có chân để tạo cảm giác có được nhiều không gian trong phòng hơn.

    Bên cạnh các thủ thuật trong hoạch định không gian trên,  hãy luôn tự đặt ra những chất vấn bản thân để trả lời trước khi bắt đầu cho việc kiến tạo:

    Bạn sẽ dụng không gian đó làm gì? Nó có thuộc dạng đa chức năng hay không? Ví dụ Phòng khách/ Ăn kết hợp, hay phòng ngủ/ học..?

    Có khoảng bao nhiêu người sẽ sử dụng không gian đó và có phải tất cả đều sử dụng chung mục đích? Ví dụ: cả gia đình có thể sử dụng chung một không gian; nhưng người xem TV, người đọc báo, người làm việc ...

    Có yếu tố hiện trạng & tận dụng trong không gian đó hay ko? có đối tượng nào được bỏ vào hay bớt ra ko?

    Bạn hướng tới cảm xúc nào cho không gian đó? Rộng rãi , thoáng đãng hay ấm cúng thân mật? táo bạo, ấn tượng hay giản dị gần gũi?

    ượng ánh sáng tự nhiên tiếp cận được không gian, các dạng chiếu sáng mà không gian đó sẽ cần có.

    Đâu là các điểm nhấn của không gian và cách để tận dụng lợi thế từ chúng.

    Liệu có cần thiết phải tạo ra điểm nhấn ko?

    Không gian đó có phù hợp với những tính chất như: đối xứng, xô lệch, tổ hợp... không?

    Hãy đặt ra càng nhiều giả thuyết & kịch bản càng tốt

    Liệu có ...

    hay là...

    vân vân và mây mây...

    Những chất vấn này sẽ giúp sáng tỏ những vấn đề của một không gian đang cần giải quyết. Hãy nhớ nghĩ về chúng khi hoạch định không gian để tìm ra phương án hiệu qua nhất. Đôi khi bạn sẽ phải thỏa hiệp ở một vài điểm, nhưng đó là chuyện thường, bạn - với tư cách là nhà thiết kế - luôn cần phải đưa ra những quyết định giúp cho một không gian có thể hoạt động hiệu quả nhất cho khách hàng của mình.

    Comma StudioTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0