Mách gia chủ các giải pháp khắc phục trần thấm nước vào mùa mưa gió

    30/08/2018 17:212.117 lượt xem

    Tháng 9 thu sang cũng là mùa thời tiết nhiều mưa gió. Mưa dầm dề kéo dài suốt ngày sẽ dễ gây nên hiện tượng trần thấm nước với những vệt ố vàng loang rộng, có thể bị đọng nước, nhỏ giọt hoặc phồng rộp, bong tróc lớp sơn, vữa. Tuy nhiên, gia chủ hoàn toàn có thể tự khắc phục nếu nắm bắt rõ nguyên nhân gây thấm và có được giải pháp thích hợp.


    Thấm trần là hiện tượng phổ biến của các công trình nhà ở

    Các nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm trần nhà

    Trần nhà xây dựng lâu ngày, dưới tác động của thời tiết xấu làm xuất hiện những vết nứt chân chim. Nước thấm qua những kẽ nứt ngấm vào nhà.

    Thấm nước từ các vết nứt cổ trần, thấm sâu vào trần gây thấm trên diện rộng.

    Đường cấp thoát nước hỏng, rò trên mái cũng gây nên thấm trần.

    Trần bị thấm nước do gần nhà vệ sinh.

    Do lỗi thi công, xây dựng từ trước: không sử dụng vật liệu chống thấm, do thiết kế sai khoảng cách giữa trần và nền vệ sinh, nền ban công.

    Hiện tượng thấm trần nhà gây nên những vết ố vàng, mốc đen, phồng rộp sơn

    Trần thấm nước hư hỏng nặng gây bong tróc sơn và vữa

    Giải pháp khắc phục trần thấm nước

    Khi đã xác định được nguyên nhân thấm trần, gia chủ cần xác định thêm mức độ hư hại để có những biện pháp khắc phục phù hợp.

    Mỗi nguyên nhân thấm trần cần có những giải pháp khắc phục riêng

    Làm mới lại trần bị thấm nước

    Đối với hiện tượng trần thấm nước ở mức độ nhẹ, gia chủ có thể chỉ cần sử dụng keo chống thấm bơm trực tiếp để trám vào vết nứt và dùng sơn chống thấm khô nhanh trong vài giờ đồng hồ.

    Bơm keo chống thấm vào những vết nứt

    Nếu trần thấm nước gây bong tróc sơn, cần phải cạo sạch lớp sơn hỏng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa để diệt rêu mốc tăng trưởng ở khu vực trần thấm nước. Sau đó hãy lấy vữa trám lại lớp trần bị cạo, sau đó phủ một lớp sơn chống kiềm rồi mới dùng đến sơn chống thấm.

    Khắc phục trần thấm nước do nứt máng xối

    Trộn một hỗn hợp bao gồm xi măng, cát, chất chống thấm và quét lên các vết nứt, kẽ hơn với độ dày 1 cm. Chắc chắn nước sẽ không còn rò rỉ và thấm vào trần.

    Hỗn hợp chống thấm dùng để quét vào những lớp vữa bong tróc

    Sử dụng các máng xối sâu hơn thay cho các máng xối cạn, đục thêm lỗ thoát nước để không còn hiện tượng nước tràn lên mái và ngấm vào trần.

    Các loại vật liệu chống thấm thường dùng

    Đạo cụ chống thấm trần nhà vào mùa mưa

    Một số loại keo chống thấm chuyên dụng cho trần nhà: Keo chống thấm AWS-3000, keo chống thấm AWS-6000, keo Past gốc nhựa AROLPRO, keo PU,...

    Phụ gia chống thấm Sika Latex dùng để trộn vào hỗn hợp vữa để trám lại lớp trần bị ẩm, bong tróc do thấm nước.

    Các loại sơn chống thấm như Nippon, TOA, Dulux,...

    Ngoài ra gia chủ còn có thể lựa chọn các loại vật liệu chống thấm khác để tăng mức độ bảo vệ cho mái và trần như nhựa chống thấm Eniroof để tạo ra một lớp phủ chống thấm nước, lớp phủ chống thấm nước Acrylic,...

    Chống thấm trần hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà

    Sẽ thật khó khăn cho gia chủ nếu cứ phải sống trong một ngôi nhà có trần thấm nước không chỉ gây nên những bất tiện mà còn dần tàn phá tính thẩm mỹ và khả năng chống chịu của ngôi nhà. Chỉ cần bỏ ra một vài giờ đồng hồ, gia chủ hoàn toàn có thể tự chống thấm trần cho ngôi nhà của mình trước mùa mưa gió năm nay.

    Bài viết: Tùng Dương

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0