Light Corridor House - một công trình kiến trúc độc đáo và ốc đảo luôn ngập tràn ánh sáng

    16/03/2018 03:044.268 lượt xem

    Light Corridor House là một không gian đặc biệt, kết hợp được cả yếu tố thẩm mỹ và chức năng. Ngắm nhìn Light Corridor House, bạn sẽ thấy sự giao thoa thú vị giữa phong cách cổ điển và hiện đại trong cùng một công trình kiến trúc. 

    Light Corridor House là một ốc đảo luôn tràn đầy ánh sáng

    Tuy được cải tạo lại nhưng Light Corridor House không mở rộng thêm không gian

    Light Corridor House nằm ở khu ngoại ô Cremorne, Melbourne và mới được cải tạo lại vào năm 2017 vừa qua. Đây là ngôi nhà của gia đình kiến trúc sư Michael Artemenko, đồng giám đốc của FIGR, vợ Emma và cô con gái nhỏ 10 tháng tuổi có tên là Ruby. 

    Thông thường, việc cải tạo nhà sẽ mở rộng thêm không gian để tạo sự phù hợp, tuy nhiên, đây là trường hợp ngoại lệ. Theo ý kiến của các thành viên trong gia đình, ngôi nhà dường như bị dột ở một vài chỗ và thiếu tiện nghi thay vì thiếu không gian. Vậy nên, Light Corridor House chỉ được cải tạo lại chứ không mở rộng thêm.

    Phần hiên nhà được cải tạo lại, sáng sủa hơn với màn gỗ có thể lọc được ánh sáng vào nhà

    KTS Artemenko, người rất gắn bó với giám đốc FIGR – KTS Adi Atic cho biết: “các thành viên đã rất phân vân về việc nên chuyển đến ngôi nhà mới hay là tân trang lại Light Corridor House”. Cuối cùng, họ lựa chọn quyết định thứ 2. Và công việc tân trang lại Light Corridor House phần lớn dựa vào những ý tưởng thiết kế từ ngôi nhà ban đầu. 

    “Đơn giản tạo nên sự đặc biệt”

    Phương châm ngay từ khi bắt đầu của FIGR là “đơn giản tạo nên sự đặc biệt”. Ngôi nhà được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 nằm trong một con phố cổ. Bởi vậy, việc cải tạo vừa phải đáp ứng tiêu chí phù hợp với khung cảnh xung quanh vừa phải tạo sự thoải mái cho các thành viên sinh sống ở bên trong. KTS Artemenko chia sẻ thêm rằng: “Ngôi nhà tương đối lớn nhưng lại thiếu ánh sáng tự nhiên và các khoảng không gian thư giãn, tận hưởng cho các thành viên”. 

     

    Đường hầm hướng sáng cạnh phòng giặt và phòng tắm chính hướng đến phòng khách

    Bạn có thể lựa chọn cải tạo ngôi nhà theo nhiều cách khác nhau. Nhưng với ngôi nhà dạng nghỉ dưỡng thì phần lớn KTS sẽ giữ nguyên phòng ngủ, loại bỏ phần mái che ở phía sau và thay bằng mái dạng hộp hiện đại. Light Corridor House cũng sử dụng cách cải tạo tương tự nhưng được biến đổi đi một chút. Bước vào nhà, bạn sẽ thấy Light Corridor House có dạng ống với chiều dài lớn. Nhà chỉ 1 tầng nhưng lại đầy đủ các phòng chức năng. Hơn nữa, với phần hiên tách biệt mang đến cảm giác căn nhà như bị cắt đôi một cách độc đáo.

    3 phòng phía trước của ngôi nhà được giữ lại hoàn toàn. Trong đó có 2 phòng ngủ và 1 phòng làm việc. Nhưng thực tế thì kích thước của phòng đã được giảm đi đôi chút, chỉ khoảng 0.6x0.6m. Vì giảm rất ít nên bạn khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Cũng nhờ sự tính toán này nên phòng tắm rộng rãi hơn và phòng giặt 1.8m được xếp vừa vặn hơn. 

     

    Do phòng ngủ và phòng làm việc điều chỉnh giảm kích thước nên phòng giặt đặt vừa chiếc máy giặt lớn, tạo sự thuận tiện cho cả gia đình

    Nếu như phòng ngủ, phòng làm việc gần như được giữ nguyên thì chái nhà lại thay đổi một cách đáng kể. Bao gồm phòng khách riêng biệt, phòng ăn và phần hiên nhà. Lấy cảm hứng từ phong cách Nhật Bản, FIGR đã thiết kế lên một gian phòng khách yên tĩnh, độc lập và ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Việc sử dụng một loạt các thanh gỗ để gắn tường và làm màn cửa vừa tạo ra sự riêng tư vừa giúp lọc ánh sáng hiệu quả. 

    Ngay từ ban đầu, FIGR hướng đến việc tạo nên các trải nghiệm khác biệt cho từng không gian. Bước vào phòng bếp và phòng ăn, bạn sẽ cảm thấy một phong cách Nhật Bản mạnh mẽ. Phần hiên nhà phía Nam được phủ bằng các thanh gỗ và tấm acrylic mờ. Tuy bức tường bên ngoài có màu đen nhưng có thể làm nổi bật được hệ thống cây xanh và các đồ trang trí trong nhà. Điều đó tạo nên một bầu không khí vừa gần gũi lại sang trọng. Trong thực tế, KTS đã kết hợp các vật liệu thô đơn giản cùng vật liệu sang trọng để mang đến diện mạo mới cho căn bếp. Đó là sợi xi măng lót tường cho cảm giác mộc cùng chiếc gương bằng đồng sang trọng cho một vài khu vực trong gian bếp. 

     

    Khu vực phòng ăn theo phong cách Nhật Bản

     

    Lối đi đặt ngay cạnh phòng ăn và phòng bếp vừa tạo sự thoải mái lại giúp không gian thêm gần gũi với thiên nhiên

     

    Phòng ăn và khu bếp luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên

     

    Việc sử dụng đèn downlight gỗ thay vì đèn trần hoặc đèn trùm càng đem lại cảm giác giản dị, đậm chất mộc

    Bức tường đen ở khu bếp làm nổi bật kệ chậu cây độc đáo

     

    Nhìn vào căn bếp, chúng ta có thể thấy sự mộc mạc, giản dị kết hợp hài hòa với nét sang trọng, hiện đại

    Nổi bật ở phòng khách tấm gỗ tần bì Victorian phía bên trên bức tranh treo tường, mang lại cảm giác hoài cổ. Phòng khách trong nhà là khu vực thiếu ánh sáng tự nhiên nhất. Vậy nên, KTS đã phải tính toán rất kỹ lưỡng để sao cho tận dụng được tối đa nguồn sáng, giúp căn phòng trông rạng rỡ hơn. Họ đã sử dụng cửa sổ lớn kết hợp với trần gỗ để đón được ánh sáng như mong muốn. Lối đi vào căn bếp cũng rất đặc biệt. Đó là một khung cửa màu đen tạo nên một ranh giới chuyển tiếp giữa các phòng. 

     

    Không gian trong phòng khách của Light Corridor House, điểm nhấn là chiếc đèn dạng khung độc đáo

     

     1 phần tường bằng sợi xi măng, phần còn lại và trần được ốp gỗ tần bì Victorian giúp phòng khách thêm sáng sủa

     

    Khung cửa giao thoa giữa phòng khách và phòng ăn, gian bếp

     

    Khác với sự gần gũi, ấm áp trong phòng khách, cảm nhận đầu tiên khi bước vào phòng tắm là sự ngăn nắp, sạch sẽ và sáng sủa

     

    Bên phía tắm vòi hoa sen

     

    Bên phía tắm dạng bồn

     

    Phòng giặt của Light Corridor House

    Sự linh hoạt là một trong những yếu tố nổi bật trong dự án cải tạo lại Light Corridor House. Vẻ ngoài vẫn được giữ nguyên nhưng bên trong lại có những cải biến thú vị. Đó là tấm màn cửa bằng gỗ có thể trượt theo ray. Nhờ vậy, các thành viên trong nhà có thể đi ra ngoài vườn một cách nhanh chóng. Chiếc ghế tại cửa sổ được thiết kế 2 mặt: cả bên trong và bên ngoài. Nhờ vậy, khoảng không gian thư giãn cho gia đình được mở rộng hơn rất nhiều. Bao quanh hiên nhà là thảm thực vật phong phú. Nhờ vậy, Light Corridor House hiện lên như một ốc đảo thú vị. 

     

    Tấm màn cửa Light Corridor House khi đóng chặt

     

    Điều đặc biệt là tấm màn cửa này có thể trượt theo đường ray

     

    Bao quanh nhà là hệ thống cây xanh

     

    Tầm nhìn từ mọi phía trong nhà đều nhìn ra hệ thống cây xanh này mang đến cảm giác yên bình, tĩnh lặng cho toàn bộ thành viên trong gia đình

    Càng khám phá Light Corridor House, chúng ta thấy rằng cảm nhận ban đầu về sự đơn giản dần thay thế bằng sự phức tạp, sự đầu tư và tính toán kỹ lưỡng của KTS đầy bất ngờ. Như KTS Artemenko chia sẻ: “Nhiệm vụ quan trọng của thiết kế không chỉ là tạo lập không gian mà còn là việc không gian đó mang đến cảm nhận như thế nào cho người dùng… Thay vì chú trọng vào số lượng, chất lượng là tiêu chí cần được đầu tư nhiều hơn”. 

     

    Bản vẽ công trình Light Corridor House

    Thông tin công trình

    Kiến trúc sư: FIGR Architecture & Design 

    Địa điểm: Cremorne, Úc

    Diện tích: 110.0 m2

    Năm cải tạo: 2017 

    Ảnh: Tom Blachford và Kate Ballis 

    Chủ thầu: Grundella Constructions 

    Styling: Ruth Welsby 

    Kiến trúc sư cảnh quan: MUD Office 

    Kỹ sư: Meyer Consulting Engineers 

    Giám sát xây dựng: Michel Group Building Surveyors

    Bài viết: Thu Hằng 

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0