Lạ lùng với ý tưởng ngôi nhà nổi quả trứng gỗ Exbury Egg

    23/12/2017 04:102.031 lượt xem

    Khởi thủy cho ý tưởng ngôi nhà mang hình quả trứng gỗ là một dự án của sự kết hợp ba lĩnh vực: nghệ thuật, kiến trúc và giáo dục. Không chỉ là một ý tưởng lạ lùng chỉ để trưng bày, ngôi nhà nổi quả trứng thực sự là một ý tưởng về môi trường khi dân số tăng nhanh và giúp mọi người nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

    Ngôi nhà quả trứng Exbury Egg – Ý tưởng hướng đến môi trường

    Exbury Egg là một công trình “nhà để ở” dễ thương do kiến trúc sư Stephen Turner đã hợp tác với một số nhà đầu tư nhằm lên tiếng kêu gọi ý thức con người với môi trường sống xung quanh. Với dáng dấp tròn và dẹp ở một đầu như hình quả trứng, ngôi nhà gỗ này được tạo nên bởi những tấm ván ép và 12 tháng làm việc miệt mài của kiến trúc sư cùng đồng đội.

     

    Ngôi nhà nổi hình quả trứng gỗ được thực nghiệm tại cửa sông Beaulieu.

    Dự án nhằm nâng cao ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường. Dự án là sự hợp tác của Stephen Turner và các chủ đầu tư, cùng với đó là lãnh đạo về nghệ thuật, kiến trúc và giáo dục.

    Với ngôi nhà, cũng vừa là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, Stephen Turner đã thực sự sử dụng Exbury Egg như là một ngôi nhà thực thụ. Anh đã thả trôi quả trứng gỗ ở con sông Beuulieu Estuary trong một năm để có những thực nghiệm chính xác nhất về sự thay đổi hệ sinh thái xung quanh “nhà”. Trong thời gian đó, kiến trúc sư tiếp tục thực hiện những tác phẩm để nâng cao nhận thức về môi trường ở vùng cửa sông.

    Dự án không chỉ được thực hiện bởi một mình kiến trúc sư mà còn có sự tham gia của các lãnh đạo tư vấn về nghệ thuật, kiến trúc và giáo dục, thiết kế khu đô thị và đô thị SPUD - Space Placemaking and Urban Design (SPUD Group). Đại diện SPUD Group cho biết dự án chủ yếu hướng đến môi trường và tính bền vững, mọi thứ đều đảm bảo giúp con người nâng cao nhận thức về thay đổi môi trường, tạo nên một chương trình giáo dục chéo trong các trường học trong khu vực.

    Ngôi nhà trứng sẽ đồng thời giúp các nhà hoạt động vì môi trường đánh giá tác động của nhà nổi với môi trường nước xung quanh.

    Ngôi nhà nổi hình quả trứng và không gian sống ấn tượng

    Bản thiết kế được ra đời trong studio PAD và Stephen Turner, hình quả trứng được lấy cảm hứng từ hình ảnh những chú chim biển đang làm tổ trên bờ biển. Chiếc thuyền quả trứng được chế tác bởi Paul Baker với ván ép gỗ tuyết tùng cứng, quả trứng dài khoảng 6 mét và đường kính 2,8 mét, với cấu trúc bên thuyền sử dụng những kỹ nghệ truyền đời từ những thợ thuyền nổi tiếng trên con sông Beaulieu.

    Kỹ thuật đóng thuyền hoàn toàn dùng phương pháp thủ công của thợ thuyền địa phương.

    Theo Wendy Perring, kiến trúc sư của dự án, cho biết với ngôi nhà nổi này có thể giúp các nhà hoạt động vì môi trường biết được những tác động mà các vật liệu mang đến. Với vật liệu thân thiện với môi trường, có ít sóng điện từ, được thiết kế bởi những kỹ thuật cũ của địa phương. “Chúng tôi muốn thực hiện thử nghiệm để con người có thể sống thoải mái với những tiện nghi tối thiểu và ít tác động đến môi trường nhất.”

    Khu vực đặt ngôi nhà gỗ thường xuyên được đo đạc các chỉ số môi trường bởi các chuyên gia.

    Chỉ với một chiếc võng được mắc theo chiều dài ngôi nhà là nơi cho bạn nghỉ ngơi, xung quanh sẽ có một chiếc bàn thấp để làm việc và một gian bếp nhỏ, phòng vệ sinh và một giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên vào trong nhà.

    Một chiếc võng đơn làm chỗ ngủ, mọi vật dụng khác trong nhà đều được tối giản để tạo thêm không gian sinh hoạt.

    Xếp chiếc võng lại là bạn đã có thêm không gian để làm việc.

    Ngôi nhà chỉ có một cửa ra vào, cánh cửa được thiết kế đặc biệt để đồng thời có thể trở thành một cảnh cửa sổ đón gió và cho phép bạn ngắm nhìn xung quanh. Phía bên kia quả trứng có thêm một cánh cửa sổ gấp tiện lợi.

    Cửa chính cũng có thể dễ dàng biến đổi thành cửa sổ.

     

    Thiết kế đối xứng cho quả trứng nổi càng thêm đẹp và tinh tế hơn.

    Exbury Egg không có kết nối với bất kỳ dịch vụ cuộc sống nào. Nguồn điện sẽ được lấy bởi những tấm pin năng lượng mặt trời và lưu trữ trong ắc quy xe hơi. Nguồn điện đủ để người sống sử dụng một chiếc laptop và điện thoại di động. Một số thiết bị giám sát sẽ được lắp đặt bên trong quả trứng để đo số liệu năng lượng sử dụng hàng ngày. Các loại chất thải sẽ được đưa vào bể tự hoại và nước sạch sẽ được đưa lên nhà nổi mỗi ngày.

    Phòng tắm và vệ sinh được gói gọn trong một đầu của quả trứng.

    Một lần nữa, môi trường rất cần sự quan tâm và bảo vệ của con người hiện đại, tương lai con người thực sự nằm trong bàn tay của chính mỗi người chúng ta!

    Đóng góp của kiến trúc sư Stephen Turner đã mang lại bước đột phá mới cho những dự án vì môi trường nhằm nâng cao nhận thức của con người. Trước những bờ vực ô nhiễm, xói mòn tạo thành đầm lầy muối ở những con sông, mực nước biển dâng… thì ngôi nhà nổi hình quả trứng như là một tương lai được báo trước cho con người nếu cứ tiếp tục phá hoại môi trường.

    Bài viết: Mai An

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0